Trẻ tăng động cần có chế độ dinh dưỡng thế nào?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đang ngày càng phổ biến ở trẻ em hiện nay. Căn bệnh này theo truyền thống đã được quản lý bằng thuốc, và các chương trình quản lý hành vi có sẵn để giúp tạo ra môi trường gia đình và trường học để giúp trẻ hoạt động tốt hơn. Liệu pháp dinh dưỡng cũng có thể được sử dụng để bổ sung cho các kỹ thuật quản lý này. Chúng tôi đưa ra các khuyến nghị về dinh dưỡng do các chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để các bạn cùng tham khảo về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị tăng động.

Tăng động là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ

Rối loạn tăng động giảm tập trung là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ. Chứng rối loạn tăng động giảm tập trung biểu hiện ở chỗ trẻ không lúc nào ngồi yên một chỗ mà luôn tay luôn chân vận động không ngừng. Rối loạn tăng động giảm tập trung là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ. Chứng rối loạn tăng động giảm tập trung biểu hiện ở chỗ trẻ không lúc nào ngồi yên một chỗ mà luôn tay luôn chân vận động không ngừng. Điều trị thường quy bao gồm tâm lý và hành vi trị liệu kết hợp với dùng thuốc. Chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm tập trung và có thể góp phần trong việc phòng chống bệnh này.

Tăng động là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ
Tăng động là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ

Bổ sung sắt, kẽm đầy đủ cho trẻ

Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt và kẽm; còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung; mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ. Sắt và kẽm có nhiều trong thực phẩm động vật; đặc biệt là thịt đỏ như thịt heo, bò, gan, cật…

Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các khoáng chất này ở các trường hợp có nguy cơ thiếu hụt nêu trên hoặc ở các gia đình cho trẻ ăn chay. Bên cạnh đó, thiếu hụt iốt cũng được chứng minh liên quan đến nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung nên cần dùng muối có bổ sung iốt.

Axit béo là chất không thể thiếu cho trí não

Các axit béo chuỗi dài nhiều nối đôi bao gồm axit béo omega 3 và omega 6. Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ. Chất này cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, cho con bú và của trẻ nhỏ. Các chất này có nhiều trong các loại cá biển, các loại đậu hạt và dầu thực vật. Các axit béo omega 3, omega 6 cũng có thể được bổ sung; dưới dạng thuốc khi cần và có chỉ định của bác sĩ.

Giảm đường và tăng tinh bột trong thực đơn của trẻ

Tiêu thụ nhiều đường đơn có trong bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và các loại nước giải khát có đường liên quan nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung ở trẻ. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose; nguyên liệu chính cho não hoạt động – khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Do đó trẻ cần ăn tinh bột hơn đường đơn. Ăn đầy đủ rau, quả giúp đường hấp thu chậm vào máu giúp ổn định lượng đường huyết lâu bền. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và thấp; giúp duy trì nồng độ glucose lâu bền cho não hoạt động gồm: cơm gạo lứt là loại không chà trắng, bún, bánh ướt…

Hạn chế sử dụng phụ gia trong chế biến

Các phụ gia thực phẩm, nhất là loại tạo màu cho thực phẩm và các chất giúp bảo quản thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung, do đó cần hạn chế nếu có thể ở những trẻ đã mắc bệnh này. Khi cần thiết, cha mẹ nên loại trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao trong thực đơn của trẻ.

Hạn chế sử dụng phụ gia trong chế biến
Hạn chế sử dụng phụ gia trong chế biến thức ăn cho trẻ

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ hỗ trợ việc tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, đồng thời, sẽ ngăn chặn quá trình tiêu hóa “ồ ạt” thức ăn, làm tăng lượng đường máu quá mức trong một thời điểm khiến biểu hiện tăng động ở trẻ thêm trầm trọng. Do vậy thực phẩm giàu chất xơ; như ngũ cốc nguyên hạt, đậu hà lan, các loại đỗ, rau chân vịt, cà rốt, quả bơ, quả lê…sẽ giúp cơ thể trẻ được cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài.

Thực phẩm giàu protein

Protein rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Không giống như carbohydrat, protein cung cấp nhiều năng lượng hơn và độ ổn định cũng cao hơn. Điều này sẽ hạn chế việc sản sinh ra các hormon stress bên trong não bộ; khi tế bào bị thiếu năng lượng. Phô mai, trứng, thịt nạc, hải sản, tôm, cua, cá, … và các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều,…) là những thực phẩm giàu protein rất thích hợp cho trẻ tăng động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *