Nhót là loại quả có vị chua, lúc xanh có tính chát, là loại trái cây dân giã đối với nhiều trẻ nhỏ. Nhót được trồng chủ yếu ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc miền Trung như các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Nhót là loại cây dây leo, khá dễ trồng và cho nhiều quả, khi ăn nhót chúng ta thường chấm với muối ớt. Không chỉ là loại quả ăn chơi mà nó còn có thể dùng để nấu canh đồng thời nhót cũng là loại cây có tác dụng chữa bệnh trong đông y. Cả rễ, lá và quả nhót đều có công dụng chữa nhiều loại bệnh.
Mục lục
Tìm hiểu sơ bộ về cây nhót
Hiện nay đang là mùa nhót. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ trái nhót là món ăn vặt với vị chua chua; ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng; loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và là vị thuốc quý từ hoa quả giúp trị nhiều bệnh.
Khi sử dụng nhót; cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây; còn gọi là nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây cao tới 6-8 m; mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng; Lạng Sơn, Hà Nội… Loài này có lá dài 12-30 cm, răng cưa. Đây là điểm nổi bật để phân biệt với nhót.
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội; lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết; cây nhót được trồng phổ biến ở nước ta không chỉ lấy trái ăn mà các bộ phận của cây như quả, rễ; lá… đều được dùng như một vị thuốc trong Đông y. Mọi người có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Với tính vị chua, chát; tính bình. Nhót chủ trị ỉa chảy, tả lỵ mạn tính; hen suyễn, khạc nhổ ra máu; thổ huyết và đau họng, khó nuốt. Liều dùng: quả 5-7 trái/ngày; lá khô là 30g/ngày; rễ nhót là 40g/ngày.
Công dụng chữa bệnh từ quả nhót
Quả nhót chữa ỉa chảy: Dùng trái nhót xanh 10 quả, rễ nhót 40g, rễ mơ lông 20g… sắc uống 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần.
Quả nhót chữa kiết lỵ mạn tính: Trái nhót chín 7 quả; lá khổ sâm 10 g, lá mơ lông 25g sắc uống1 thang /ngày, chia 03 lần. Lưu ý uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Trị ho: Quả nhót xanh 10 quả, trái quất 10 quả, trần bì 10 sắc uống 1 thang/ ngày chia làm 3 lần.
Trị hen, khó thở: Quả nhót 6 – 12g sắc uống hoặc tán bột pha nước uống trong ngày.
Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g, lá bồng bồng 5 lá sắc uống.
Phong thấp, đau nhức: Dùng 120 g rễ cây nhót, 60 g hoàng tửu, 500 g chân giò, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm. Bệnh nhân ăn thịt và uống nước thuốc. Khi bị vàng da, dùng 15-18 g rễ cây nhót để sắc nước uống.
Trị thổ huyết và đau họng, khó nuốt: Rễ cây nhót 30 g sắc uống. Trị hen phế quản: Quả nhót 10, tỳ bà diệp 06, cúc bách nhật 06. Sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục 5- 7 ngày.
Ai không nên ăn nhót?
Lá và rễ cây nhót không dùng cho phụ nữ có thai. Khi ăn quả nhót, quả càng chín, lớp bụi ρhấn bám bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn để tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.
Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát, mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dàу. Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người có bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích không nên ăn. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây nhót mà cần sự thăm khám của thầy thuốc để có hướng điều trị phù hợp. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh, mọi người cũng không nên ăn nhiều trái cây có vị chua chát như xoài, nhót…