Ở Đại Tây Dương lần đầu phát hiện sứa đỏ

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện và kịp ghi lại hình ảnh của con sứa đỏ tuyệt đẹp ở độ sâu hơn 700m dưới bề mặt Đại Tây Dương. Loài sứ này được đặt biệt danh là “sứa ảo giác” hay còn gọi là sứa Medusa bởi bộ lung linh huyền ảo của chúng và có cơ thể hình đĩa, chưa từng được phát hiện, có màu đỏ hồng và gần như trong suốt. Thời gian kéo dài sự xuất hiện của loài sứa này là bao lâu? Cùng tham khảo bài viết “Ở Đại Tây Dương lần đầu phát hiện sứa đỏ” đề trả lời cho câu hỏi trên nhé.

Giới thiệu sơ lược về loài sứa Medusa

Psychedelic Medusa.Được các nhà khoa học đặt cho cái tên rất ấn tượng là Psychedelic Medusa (sứa ảo giác); nó có màu đỏ hồng và gần như trong suốt; các xúc tu của nó tủa ra mọi phía và khiến các nhà khoa học có cảm giác như đây là một quả pháo hoa di động ở đáy biển; màu xanh nước biển càng làm cho nó nổi bật hơn.

Psychedelic Medusa.Loài sứa này sống ở độ sâu khoảng 1000 met; và các xúc tu của nó bao quanh toàn bộ không gian xung quanh cơ thể; giúp nó có thể bắt mồi ở mọi hướng. Các loài sứa tương tự có thể tìm thấy trên vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây không phải lần đầu các nhà khoa học phát hiện ra Psychedelic Medusa; nhưng giúp họ hiểu rõ hơn về tập quán và khu vực sinh sống của chúng.

Đây được coi là một loài sứa hiếm và chuyên sống ở vùng biển sâu. Vì sở hữu các xúc tu dài và thường bung lụa một cách đầy ma mị trong khi kiếm ăn; nên loài sứa này còn được biết đến với cái tên là Psychedelic Medusa. Được tìm thấy trong một chuyến thám hiểm ở vùng đảo Virgin (Mỹ); các nhà khoa học thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia (NONA) đã phát hiện một loại sứa có hình dạng độc đáo, long lanh giữa lòng đại dương.

Sứa đỏ
Lần đầu phát hiện sứa đỏ tuyệt đẹp ở Đại Tây Dương

Con sứa biển đỏ được phát hiện như thế nào?

Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA); phát hiện loài sứa mới cùng với một số sinh vật khác; chưa từng được biết đến khác trong một chuyến thám hiểm Bắc Đại Tây Dương kéo dài từ ngày 30/6 đến 29/7.

Loài sứa mới được xác định thuộc chi Poralia – bao gồm những con sứa có đầu hình chuông; có tới 30 xúc tu và là một trong những loài sinh vật mong manh nhất.

Con sứa biển đỏ được phát hiện trong chuyến lặn thám hiểm biển sâu hôm 28/7. Các nhà khoa học cũng ghi lại được hình ảnh về các loài thủy tức; cùng loài cá đuôi chuột.

Các nhà nghiên cứu của NOAA đã di chuyển dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ; để tìm kiếm các loài thủy sinh chưa từng được biết đến có thể đang ẩn mình ở độ dâu hàng trăm; thậm chí hàng nghìn mét  bên dưới mặt nước biển.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng xe điều khiển từ xa (ROV); có chiều dài 3 mét, rộng gần 2 mét, cao khoảng 2,6 mét để lặn xuống độ sâu 250-4.000 mét.

Bộ ảnh tuyệt đẹp về loài sứa
Bộ ảnh tuyệt đẹp về loài sứa biến ẩn mình dưới lòng đại dương

“Dữ liệu được thu thập trong 25 lần lặn theo kế hoạch của ROV cùng với dữ liệu bản đồ thu thập được sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phân tầng các sinh vật dưới biển sâu trong khu này, từ đó đưa ra các quyết định quản lý tài nguyên phù hợp”, NOAA cho biết./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *