Những kỹ năng sống nên dạy cho con cái mà cha mẹ cần biết

Khi còn bé, bố mẹ luôn chăm chút cho con từ miếng ăn đến chuyện học tập và vui chơi một cách kỹ lưỡng nhất. Bé dần rời xa vòng tay bạn khi trẻ lớn lên. Do vậy, bạn muốn bảo vệ con một cách tốt nhất là phải dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Kỹ năng sống là những bài học quý giá cần trong suốt cuộc đời của trẻ em. Kỹ năng nào tốt nhất để bố mẹ dạy con ngay từ bé? Cùng tìm hiểu các kỹ năng sống qua bài viết “Những kỹ năng sống nên dạy cho con cái mà cha mẹ cần biết” để hiểu hơn nhé.

Đưa ra các quyết định đúng đắn là một kỹ năng sống mà mọi trẻ nên học ở lứa tuổi còn nhỏ

Đưa ra các quyết định đúng đắn là một kỹ năng sống; mà mọi trẻ nên học ở lứa tuổi còn nhỏ. Hãy bắt đầu với việc đưa ra những quyết định; đơn giản cho trẻ như chọn kem vị chocolate hay kem vị vani; tất màu xanh hay màu trắng, chơi tàu hỏa hay chơi xe hơi. Khi đến lứa tuổi học tiểu học; trẻ có thể bắt đầu học về phần thưởng của những quyết định đúng đắn; và hệ quả của những quyết định sai lầm.

Không bao giờ là quá sớm để con bạn bắt đầu học cách giữ sức khỏe và giữ vệ sinh

Không bao giờ là quá sớm để con bạn bắt đầu học cách giữ sức khỏe và giữ vệ sinh. Cha mẹ luôn luôn nhắc nhở con cái đi tắm, đánh răng; rửa tay và thay quần áo nhưng lại không bao giờ giải thích tại sao trẻ nên làm những việc này. Hãy giải thích cho trẻ tại sao giữ sức khỏe; và giữ vệ sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng mỗi ngày. Khi con bạn bắt đầu học kỹ năng này, hãy lập ra một bảng theo dõi cho phép trẻ; đánh dấu vào từng nhiệm vụ trẻ đã hoàn thành. Khi những thói quen tốt này được thiết lập theo thời gian; hãy bỏ bảng theo dõi và trẻ sẽ thực hiện danh sách việc trong ngày mà cha mẹ không cần phải nhắc nhở liên tục.

Tập cho con cách quản lý thời gian

Mọi phụ huynh hiểu rằng quản lý thời gian quan trọng ra sao; để giữ cho gia đình đi vào nề nếp. Tuy nhiên, học cách quản lý thời gian cũng rất quan trọng đối với trẻ. Dạy trẻ nhỏ cách phân chia thời gian, bám sát nhiệm vụ; và làm theo thời gian biểu không chỉ giúp cha mẹ cảm thấy tốt hơn; mà việc học hỏi kỹ năng này cũng giúp trẻ biết làm chủ thời gian; để trẻ có thể làm mọi việc từ thức dậy đúng giờ cho tới một ngày nào đó là đi làm đúng giờ.

Tập cho con cách quản lý thời gian
Tập cho con cách quản lý thời gian

Học cách chuẩn bị bữa ăn tại căn bếp

Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể học cách chuẩn bị bữa ăn tại căn bếp. Cha mẹ có thể dạy cho trẻ độ tuổi mầm non cách phết bánh sandwich; và dạy trẻ tiểu học cách sử dụng lò vi sóng. Từ nhỏ đến tuổi teen, trẻ có thể là bếp phó của bạn lúc nấu ăn.

Khi con bạn trở nên tự tin hơn khi vào bếp, trẻ có thể có thêm những kỹ năng chuẩn bị bữa ăn khác; như học cách tự chuẩn bị cơm trưa, chọn thực phẩm lành mạnh; nấu một bữa ăn đơn giản bằng lò vi sóng dưới sự giám sát cả người lớn; và lên kế hoạch cho các bữa ăn của chính mình.

Dạy cho con cách quản lý tiền bạc

Thay vì chỉ dạy đếm và toán học cơ bản cho con cái; cha mẹ có thể biến những bài học này thành những kỹ năng sống; để trẻ áp dụng được ngay. Hãy dạy cho con bạn kỹ năng quản lý tiền bạc để giúp trẻ biết cách tiết kiệm; chi tiêu tiền một cách thông minh, đổi tiền và giúp trẻ hiểu rằng ký một tấm séc; hoặc sử dụng thẻ tín dụng không phải là tiền miễn phí.

Tập cho con cái dọn dẹp nhà cửa

Đôi khi, tự làm tất cả việc nhà sẽ đơn giản hơn cho cha mẹ. Tuy nhiên, điều này làm bỏ lỡ cơ hội để cha mẹ dạy con cái cách dọn dẹp nhà cửa; điều mà trẻ cần phải biết khi đi học đại học cũng như khi chăm nom ngôi nhà của chúng sau này.

Hãy bắt đầu từ việc lập bảng công việc nhà phù hợp với lứa tuổi; như học cách don dẹp giường ngủ, dọn sạch rác. Bên cạnh đó, bạn có thể để con bạn tự dọn dẹp đống lộn xộn mà trẻ bày ra. Chẳng hạn, hãy để một chiếc khăn hoặc bông lau trong nhà tắm; để con bạn có thể lau sạch kem đánh răng bị rơi. Cha mẹ hãy để một chiếc rổ để trẻ có thể dọn dẹp đồ chơi; mang vào phòng ngủ của trẻ vào cuối ngày.

Dạy con cách giữ sức khỏe
Dạy con bạn bắt đầu học cách giữ sức khỏe và giữ vệ sinh

Dạy cho trẻ cách giặt giũ, gấp và sắp xếp quần áo

Dạy cho trẻ cách giặt giũ, gấp và sắp xếp quần áo đã giặt không chỉ là một kỹ năng sống giúp ích cho trẻ mà cũng giúp ích cho cha mẹ. Trẻ có thể học hỏi được nhiều bằng cách giúp cha mẹ giặt giũ như phân loại quần áo theo màu sắc và biết được các chất liệu. Khi lớn, trẻ có thể tự cho quần áo vào máy giặt rồi sấy quần áo. Trẻ học cấp 1 có thể học cách sử dụng máy giặt, máy sấy và cần bao nhiêu bột giặt là đủ.

Dạy cho trẻ cách giặt giũ, gấp và sắp xếp quần áo

Trẻ có thể học thói quen chuẩn bị trước mọi thứ từ khi còn nhỏ. Trước khi con bạn đi ngủ, hãy để trẻ lựa chọn bộ quần áo chúng sẽ mặc vào ngày mai. Đặt đồng hồ báo thức cũng là việc mà trẻ có thể làm được một cách dễ dàng./.

Tử tế vô điều kiện và giúp đỡ những người kém may mắn

Thể hiện lòng tốt vô điều kiện không chỉ là một hành động ngọt ngào mà còn là cách dễ nhất để chạm vào cuộc sống. Hãy khuyến khích trẻ thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác nếu có thể.

Giữ thái độ tích cực và nhìn vào mặt lạc quan của cuộc sống

Cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy ánh sáng và cầu vồng, nhưng cũng không phải lúc nào cũng tối tăm, buồn chán. Cuộc sống là sự hòa quyện giữa những trải nghiệm tốt và xấu. Nếu bạn tập trung vào mặt tích cực của cuộc sống nhiều hơn mặt tiêu cực, cuộc sống sẽ không tệ chút nào. Hãy khuyến khích trẻ giữ thái độ lạc quan, lan tỏa niềm vui từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống.

Bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật

Bạn nên cho trẻ biết rằng con người chỉ có một hành tinh để sinh sống. Vì thế, chúng ta cần bảo vệ và chăm sóc nó. Điều đó có nghĩa là hãy chăm sóc cây cỏ, động vật, môi trường tự nhiên xung quanh ta. Khuyến khích trẻ cho chim ăn, dắt chó đi dạo, tưới cây. Bằng cách này, trẻ sẽ trở nên có ý thức bảo vệ hành tinh này.

Bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật
Bạn nên cho trẻ biết rằng con người chỉ có một hành tinh để sinh sống

Biết xin lỗi khi sai và biết tha thứ khi người khác làm sai

Trẻ nên biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng tha thứ có thể làm lành những lỗi lầm tồi tệ nhất. Không phải xấu hổ khi xin sự tha thứ hay khi tha thứ cho người khác. Ngược lại, tha thứ và xin được tha thứ là dấu hiệu của lòng dũng cảm. Hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này và bỏ qua những sai lầm, tổn thương mà người khác gây ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *