Nhiều bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc thể hiện tình yêu với con

Sinh con ra, cha mẹ nào cũng muốn con khôn lớn thành người. Cha mẹ luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con của mình. Mỗi người là một cá thể độc lập, có nhận thức và có suy nghĩ khác nhau. Có nhiều bậc cha mẹ gặp nhiều khó khăn trong cách thể hiện tình yêu của mình đối với con cái, cha mẹ không thể nào hiểu được những suy nghĩ, những cảm xúc của con. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này chẳng hạn như có thể con cảm thấy thiếu thốn tình thương từ cha mẹ,…

Cha mẹ chưa vượt qua được khó khăn trong quá khứ

Một người có quá khứ đầy khó khăn và vẫn không thể vượt qua được điều đó thì có thể dẫn đến việc họ bị thiếu thốn tình yêu thương. Nếu một người trở thành cha hoặc mẹ khi đang trải qua tổn thương hoặc trải qua tổn thương trong suốt thời gian làm cha, mẹ thì đây cũng có thể là một trong những lý do khiến trẻ bị thiếu thốn tình yêu thương. Nỗi đau về cảm xúc cản trở họ thể hiện tình yêu với con cá

Khó khăn trong việc thể hiện tình yêu với con

Không phải ai cũng thoải mái thể hiện tình yêu thương một cách trực tiếp chẳng hạn như việc cha mẹ cảm thấy ngại ngần trong việc thể hiện tình yêu với con cái đang ở độ trưởng thành. Hơn nữa, nếu cha mẹ có khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc thời thơ ấu thì có nhiều nguy cơ họ không thể bày tỏ tình yêu thương cho con.

Cha mẹ không có khả năng yêu thương bản thân

Cha mẹ không có khả năng yêu thương bản thân
Cha mẹ không có khả năng yêu thương bản thân

Một người không có khả năng yêu thương bản thân thì khó có thể yêu thương người khác. Rõ ràng, nếu chính bạn không có khả năng quan tâm đến bản thân; hoặc chấp nhận bản thân trước thì bạn không thể chấp người khác. Do đó, những người làm cha mẹ không có khả năng yêu thương bản thân thì khó có thể trao tình yêu thương cho con cái.  Hơn nữa, ở những người bị thiếu tình yêu thương khi trưởng thành khi trở thành chan mẹ cũng có thể không mang lại điều tương tự cho con gái.

Không có nhiều thời gian dành cho con

Nhiều người có khao khát kiếm thật nhiều tiền không bao giờ có điểm dừng. Ham muốn kiếm tiền này tăng theo thời gian nhưng cần hiểu rằng tiền không mua được thời gian và hạnh phúc. Ngay cả khi trở thành cha mẹ và hiểu rằng họ phải dành thời gian riêng cho con cái vì lòng tham, họ sẽ sẽ không thể ngăn cản bản thân kiếm tiền. Họ thích làm việc cả ngày ngay khi biết rằng con cái cần có cha mẹ ở nhà. Những cha mẹ này không thể dành đủ thời gian để tạo sự gắn yêu thương với con cái.

Cha mẹ đang gặp vấn đề trong cuộc sống hôn nhân

Nếu một cặp đôi mới có con và đang trải qua vấn đề về hôn nhân, điều đó có thể dẫn đến stress và thất vọng ở họ. Dù yêu con cái nhưng họ sẽ không thể bày tỏ được điều này. Họ ít quan tâm đến con cái và do đó, không thể đáp ứng nhu cầu về cảm xúc của trẻ.

Không hiểu được trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái

Có nhiều cha mẹ không đủ trưởng thành để hiểu được nhu cầu về cảm xúc của trẻ. Họ cảm thấy quan tâm con cái cũng giống như bất cứ trách nhiệm khác mà họ phải thực hiện. Tuy nhiên, con cái không chỉ là trách nhiệm. Đôi khi, những người này cảm thấy trẻ có thể tự chăm sóc mình nên không có gì phải lo lắng về con cái.

Không hiểu được trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái
Cha mẹ không hiểu được trách nhiệm của mình đối với con cái

Làm cha mẹ không phải là nhiệm vụ đơn đơn giản mà chứa nhiều thử thách và khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự kiên nhẫn, lòng khoan dung; và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của con cái, cha mẹ chắc chắn sẽ thành công.

Cha mẹ không phải là người hiểu con nhất

Trong cuộc sống gia đình, các con luôn cho rằng “cha mẹ không phải là người hiểu con nhất”. Bởi vì, lúc nào cha mẹ cũng cho rằng con mình còn bé; nó chưa hiểu chuyện đâu. Cứ như vậy, các con sẽ không bao giờ dám nói ra những suy nghĩ của mình nói gì đến việc tâm sự.

Mỗi khi các con có chuyện muốn nói, bậc phụ huynh thường hay gạt đi, không nghe; có nghe thì cũng đánh giá bằng sự chủ quan của người lớn. Cứ mỗi việc con làm dù đúng hay sai, chỉ cần không vừa ý thì cha mẹ lại mắng con; nói lỗi là do con. Trong khi đó, chẳng ai hỏi con xem vì sao con làm như vậy, lý do là gì. Để rồi, đứa trẻ càng ngày càng thấy mất lòng tin vào gia đình; tự nó sẽ tách biệt ra và không còn gần gũi với các thành viên trong gia đình nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *