Mẹ nên chú ý cách chăm sóc con nhỏ vào mùa hè

Chăm sóc con là một quá trình đầy gian nan, trẻ có thể bị sốt, sổ mũi, chảy máu, vấp ngã ….. Vô vàn những trường hợp có thể xảy ra khi chăm sóc một đứa trẻ. Nhưng đối với trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè, chúng rất dễ bị cảm lạnh hoặc bị vi khuẩn xâm nhập. Vậy mẹ nên làm thế nào để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh vào mùa hè của trẻ? Các bạn hãy đọc bài viết này để biết nên và không nên làm gì khi mùa hè đến nhé. Các mẹ cũng nên trang bị thêm kiến thức chăm sóc con vào mùa đông. Bởi có thể bất kể khi nào trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bởi vì sức đề kháng của trẻ rất non yếu và chưa thực sự đủ mạnh để kháng lại sự xâm nhập của virus.

Mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm bệnh

Thời tiết mùa hè ở Việt Nam khá khắc nghiệt. Có những ngày nắng nóng lên tới 40 độ C. Chính vì vậy mà việc chăm sóc con nhỏ cũng cần phải cẩn thận hơn. Mùa hè cũng là thời điểm dễ bùng phát của một số bệnh. Trẻ có thể dễ bị muỗi đốt, bị sốt hoặc bệnh liên quan đến mũi họng do ngồi phòng điều hòa nhiều. Những vấn đề này có thể xuất phát từ việc cha mẹ chăm sóc con chưa đúng cách. Vì vậy bạn hãy nhớ một vài điều cấm kỵ sau đây tuyệt đối không làm đối với trẻ trong mùa hè.

Mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm bệnh
Trẻ có thể bị nhiễm các bệnh do vius tấn công

Cha mẹ không nên làm những điều này cho trẻ vào mùa hè

Không cạo sạch tóc cho trẻ

Vì thời tiết quá nóng bức nên nhiều cha mẹ cạo trọc đầu cho trẻ để trẻ cảm thấy mát mẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng cha mẹ không nên cho trẻ để tóc quá dài trong mùa hè và càng không nên cạo trọc. Các bé trai bị cạo trọc đầu rất dễ bị say nắng, muỗi đốt và nhiễm trùng do vi khuẩn. Hơn nữa cạo đầu cũng khiến vi khuẩn ăn mòn chân tóc, làm tổn thương nang tóc và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc trẻ.

Không nên ngoáy tai cho trẻ quá nhiều

Nhiều mẹ mỗi lần tắm cho con xong là lại vệ sinh luôn tai cho con. Nhiệt độ trời mùa hè cao khiến bé đổ nhiều mồ hôi, nấm dễ tồn tại trong môi trường ẩm ướt. Nếu cha mẹ thường xuyên ngoáy tai bé sẽ dễ khiến vi khuẩn phát triển ở tai. Nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mỏng manh. Chỉ nên lấy ráy tai nếu có các triệu chứng; giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai. Và việc lấy ráy tai cho trẻ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Không nên ngoáy tai cho trẻ quá nhiều
Ngoáy tai nhiều có nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ của trẻ

Không cho trẻ mặc quần hở đũng

Mặc quần hở đũng có thể giúp trẻ mát mẻ hơn một chút nhưng như vậy thì vùng kín sẽ tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật. Ví dụ như bàn ghế, tường, đồ chơi, sàn nhà…. có thể ảnh hưởng đến vùng kín của bé. Quá trình tiếp xúc khiến vùng kín của bé có thể bị nhiễm mầm bệnh và gây bệnh. Thậm chí nếu vô tình chạm vào vật sắc nhọn cũng sẽ làm bé bị đau. Chính vì vậy mà dù tiện lợi nhưng cha mẹ cũng không nên cho trẻ mặc quần hở đũng.

Không cho trẻ ăn thức ăn lạnh

Việc cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sống và lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa mà còn có thể kích thích chân răng của trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng. Dù là mùa hè cũng nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, đồ ăn không nên quá lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *