Ai cũng luôn mơ ước có một gia đình êm ấm. Có rất nhiều người có sự nghiệp thành công rực rỡ, nhưng họ lại có một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Sự hạnh phúc của một gia đình và đích đến mà nhiều người luôn mơ ước. Cuộc sống hôn nhân luôn trải qua vô vàn khó khăn, thử thách. Vì vậy, cả vợ và chồng đều phải học cách giao tiếp với nhau, tôn trọng nhau và luôn suy nghĩ cho nhau. Bài viết này của chúng tôi phần nào giúp được các cặp vợ chồng biết cách xây dựng gia đình hạnh phúc.
Mục lục
Luôn khích lệ con cái
Ngôn ngữ luôn mang theo cảm xúc của nó. Nó có thể mang đến cho con người sự ấm áp, thì cũng có thể khiến con người tổn thương. Mà sự tổn thương do lời nói gây ra còn nghiêm trọng hơn cả tổn thương ở bên ngoài. Hiện nay, có không ít cha mẹ dùng lời lẽ đả kích để dạy bảo con cái. Nhưng loại giáo dục này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con.
Một đứa trẻ lúc nào nghe cha mẹ đả kích, thì lâu dần sẽ tự ti; cảm xúc không ổn định và không yêu thương bản thân mình. Sự đả kích từ cha mẹ không tạo thành tổn thương ngay lập tức, mà nó giống một cây kim, trong thời gian dài, lúc nào cũng ghim trong lòng con cái. Thế nên cha mẹ hãy biết khích lệ con, có như vậy đứa trẻ mới ngày càng nỗ lực hướng về phía trước. Cố hết sức để thành công, nhờ đó mà gia đình êm ấm.
Vợ chồng hãy biết tôn trọng nhau
Bất kỳ một vấn đề nào trong gia đình thì vợ chồng cũng có thể khiến nó thành những phiền toái. Vợ chồng cho dù có hiểu nhau đến mấy thì cả hai cũng là những cá thể độc lập; có những cảm thụ riêng của mình. Thế nên là vợ chồng hãy biết tôn trọng nhau.
Sau nhiều năm kết hôn thì hông ít vợ chồng thường cho rằng không cần phải kiêng dè về thái độ; và ngữ khí khi nói chuyện với đối phương nữa. Điều này thực sự là sai lầm.
Rất nhiều khi, thay đổi cách thức nói chuyện, tâm trạng của hai người cũng sẽ thay đổi. Giữa vợ chồng nên giữ cách nói chuyện tôn trọng, hòa thuận, thể hiện nhiều sự quan tâm, bớt đi sự chỉ trích. Vợ chồng đừng dễ dàng trút giận, gặp phải mâu thuẫn là cãi lộn với nhau, cần phải cố gắng thông cảm cho đối phương. Đừng bởi vì vợ chồng là người thân mật nhất mà nói chuyện không đúng mực, tùy tiện.
Sự bình đẳng trong tương quan vợ chồng
Chúng ta đang sống trong một đất nước tự do và dân chủ. Chúng ta cần phải thích nghi với sự tự do và dân chủ của xã hội chúng ta đang sống. Tất nhiên, điều đó không phải dễ, nhất là khi chúng ta càng đi gần đến sự bình đẳng thì những xung đột và căng thẳng càng trở nên rõ rệt. Chúng ta cảm thấy khó sống một cách bình đẳng với những đồng bạn chúng ta vì những đặc tính tương quan kẻ trên người dưới của xã hội phong kiến vẫn còn ăn sâu trong con người, trong tư tưởng, cũng như trong quan niệm của chúng ta.
Trong xã hội phong kiến, những gia chủ cũng như những vị lãnh đạo xã hội cố gắng áp đặt ý muốn của mình lên trên người khác. Trong xã hội dân chủ, điều đó không còn mang lại những kết quả lâu bền nữa. Người chồng không còn có thể áp đặt luật cho vợ. Cha mẹ cũng nhận thấy rằng mình không còn có một quyền hành lớn lao trên con cái như trong xã hội ngày xưa nữa. Nhưng thường thì đàn ông vẫn thích tư tưởng này là nam giới thì đồng nghĩa với sức mạnh; và quyền hành, cũng như cha mẹ thường cũng thích nghĩ rằng mình có quyền điều khiển con cái theo ý muốn và lợi ích của mình.
Tôn trọng và biết ơn cha mẹ
Cha mẹ tuy không thể cho con cái tất cả, nhưng những gì họ làm đều tốt nhất cho con. Do thời đại khác nhau mà những tư tưởng giáo dục hay là kinh nghiệm sống cũng khác nhau. Có nhiều người cho rằng cha mẹ lạc hậu nên họ nói chuyện với cha mẹ bằng giọng khó chịu.
Hãy nhớ con cái cần phải đứng ở góc độ của cha mẹ để suy xét, hiểu những bất an trong lòng cha mẹ; từ đó trấn an cha mẹ. Nói chuyện với cha mẹ tuyệt đối không dùng những lời oán trách; không khiến cha mẹ cảm thấy họ có lỗi, phải giữ tâm bình khí hòa; trong lời nói nên thể hiện ngữ khí quan tâm và cảm ơn. Một gia đình như vậy mới có thể phát triển toàn diện được.