Làm sao để chấm dứt việc đỗ lỗi cho em của con trẻ?

Chấm dứt việc đỗ lỗi cho em chính là hành động cấp thiết mà cha mẹ phải làm khi thấy con có những hành động này. Giữa sự cạnh tranh không ngừng của anh chị em để được chú ý. Việc trẻ nhỏ thử nói dối, việc đổ lỗi cho anh chị em về hành vi xấu là hoàn toàn bình thường.

Tiến sĩ Emily Edlynn, người phụ trách chuyên mục “Hỏi mẹ”, nói rằng: bạn có thể giúp con mình vượt qua giai đoạn này và học cách đáp ứng nhu cầu của trẻ theo những cách tích cực hơn. Trẻ làm như vậy là muốn được chú ý, muốn được cha mẹ quan tâm. Nếu như bạn đang có sự phân biệt theo kiểu “em nhỏ hơn nên em cần sự quan tâm hơn” thì đây chính là nguyên nhân khiến trẻ nói dối đấy. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Cha mẹ cần giữ bình tĩnh khi phát hiện con đỗ lỗi cho em

Nhiều trẻ thường đổ lỗi cho các em bé hơn khi lỡ làm sai điều gì đó. Nếu cha mẹ không uốn nắn thì hành vi này sẽ ngày một leo thang và ảnh hưởng tới những bé nhỏ hơn. Cha mẹ cần phải thật bình tĩnh, không nóng nảy trước hành vi nói dối hoặc đổ lỗi cho các em bé hơn của con. Việc sửa đổi hành vi cho con không phải là chuyện đơn giản. Trong khi đó nóng nảy có thể khiến cho chúng ta dần mất kiểm soát. Phản ứng mạnh mẽ của cha mẹ sẽ làm tăng cảm xúc ở trẻ. Điều đó sẽ cản trở trẻ học và xử lý thông điệp mà chúng ta muốn truyền đạt.

Cha mẹ cần giữ bình tĩnh khi phát hiện con đỗ lỗi cho em
Không nên nổi nóng khi trẻ đỗ lỗi cho em

Giải thích cho con hiểu việc đổ lỗi là sai

Nhiều gia đình có con nhỏ có thể gặp hiện tượng trẻ thường đổ lỗi cho các em bé hơn khi lỡ làm sai điều gì đó. Theo các chuyên gia, đây là một phần thường thấy trong giai đoạn phát triển của trẻ. Hãy thể hiện cho trẻ thấy mình hiểu những điều trẻ làm là do không muốn bị phạt. Nói rõ với con rằng, việc cha mẹ hiểu và đồng cảm với con không có nghĩa là cha mẹ đồng tình với cách hành xử đó của trẻ. Điều này sẽ tạo cho con cảm giác là cha mẹ hiểu chúng muốn gì. Từ đó trẻ sẽ dễ tiếp thu những lời cha mẹ dạy hơn.

Nười lớn nên từ từ phân tích cho con trẻ hiểu nguyên nhân và mức độ của sự việc. Bởi nếu chỉ để dỗ trẻ mà nói không đúng sự việc sẽ khiến trẻ tự huyễn hoặc bản thân. Để tránh bị phạt hay mắng mỏ trẻ tìm cách nói dối hay đổ lỗi cho người khác. Kiểu nói sai sự thật này là dấu hiệu cho thấy bé đã ở vào giai đoạn phát triển mới. Bé biết nói dối để tránh bị phạt dù lời nói dối đó không hoàn hảo. Khi bé đổ lỗi cho người khác và không chịu nói sự thật; bạn hãy coi đây là cơ hội để trò chuyện với con.

Giải thích cho con hiểu việc đổ lỗi là sai
Hãy nói cho con biết tác hại của việc nói dối

Đưa ra hình phạt nếu như dùng lời không hiệu quả

Nếu như cha mẹ không can thiệp thì hành vi tương tự có thể sẽ ngày một leo thang. Thậm chí ảnh hưởng tới các bé nhỏ hơn.  Nếu như con phạm lỗi nhưng lại đổ tại cho các em nhỏ, hãy nhắc con rằng đó là hành vi nói dối. Và bố mẹ đã có quy định hay hình phạt như thế nào về việc con nói dối. Cùng với đó, phân tích cho con hiểu tác hại của việc nói dối. Nếu đổ lỗi cho em nhỏ, em cũng sẽ học theo. Sau đó em cũng có thể đổ lỗi ngược lại cho các anh chị lớn.

Hãy hỏi con, con sẽ nghĩ sao nếu như cha mẹ trừng phạt con trong khi lỗi lại là của các em? Chẳng một đứa trẻ nào, thậm chí là người lớn đều không muốn bị phạt. Việc đưa ra hình phạt sẽ có tác dụng. Nhưng cha mẹ nên mềm mỏng và không quá cứng nhắc trong việc này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *