Google Earth phát hiện hình vẽ bí ẩn lớn nhất thế giới trên trên mặt đất

Hình vẽ hay họa tiết trên mặt đất, bao gồm những đường nét được hình thành từ các vật trên mặt đất hay từ đất đá trước đây chưa tìm thấy ở Ấn Độ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Google Earth đã tìm thấy ở sa mạc Thar của Ấn Độ là một tổ hợp đường uốn lượn, và được nhận định đâylà hình vẽ trên mặt đất lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện. Để biết được hiện tượng trên xảy ra như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết “Google Earth phát hiện hình vẽ bí ẩn lớn nhất thế giới trên trên mặt đất” để hiểu hơn nhé.

Tìm hiểu về Google Earth

Google Earth là một phần mềm mô phỏng trái đất, sử dụng dữ liệu cao độ địa hình kết hợp với ảnh vệ tinh và hệ thống định vị GPS để tạo ra mô hình trái đất với độ chính xác cao.

Đây là một phần mềm cực kỳ hữu ích, được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với các mục đích khác nhau như định vị và chia sẻ vị trí, tìm thông tin phục vụ du lịch, sử dụng trong thiết kế công trình xây dựng…

Tính năng chính:

  • Xem bản đồ dạng ảnh chụp vệ tinh hoặc bản đồ địa chính (khi liên kết với trang Google Maps). Có thể xem bản đồ 3D trực quan với lựa chọn hiển thị địa hình, nhà 3D.
  • Tìm vị trí địa lý, tra cứu thông tin kinh độ, vĩ độ, chia sẻ  vị trí. Thông tin trong Google Earth rất phong phú, đa dạng, đầy đủ các chỉ dẫn về các địa điểm như trường học, bệnh viện, nhà hàng, trạm xe buýt… Không những thế còn cung cấp thư viện hình ảnh do người dùng chia sẻ ở khắp nơi trên trái đất.
  • Đo đạc kích thước trực tiếp trên bản đồ (đo chiều dài, diện tích), bao gồm cả kích thước 2D và 3D.
  • Người dùng có thể ghi lại quá trình khám phá Google Earth và xuất ra video. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn lưu lại những địa điểm mình đã tìm hiểu hoặc tạo đoạn phi giới thiệu dự án.

Geoglyph trên sa mạc ở Ấn Độ

Trước đây, hình vẽ hay họa tiết trên mặt đất (geoglyph); gồm những đường nét được hình thành từ đất đá; hoặc các vật trên mặt đất, chưa được tìm thấy ở Ấn Độ. Các geoglyph chỉ được biết đến ở những sa mạc khác ở Peru và ở Kazakhstan.

Geoglyph Ấn Độ
Phần lớn nhất trong số geoglyph của Ấn Độ là một hình xoắn ốc khổng lồ

Không rõ lý do tại sao các đường nét này được tạo ra; mặc dù chúng nằm gần một số tháp đá hoặc những viên đá xếp chồng lên nhau và bia đá tưởng niệm; sau này được chạm khắc với hình ảnh của các vị thần Hindu Krishna và Ganesha.

Các nhà nghiên cứu độc lập người Pháp Carlo Oetheimer; và Yohann Oetheimer đăng trên tạp chí Khảo cổ học ở châu Á cho số tháng 9 sắp tới; các đường nét có thể mang một ý nghĩa tôn giáo hoặc nghi lễ nào đó. Bức tranh tổng thể không thể nhìn thấy từ mặt đất vì địa hình ở đây bằng phẳng; không có vị trí nào cao hẳn lên ở gần đó. Do đó, chỉ bằng cách dò tìm khu vực trên Google Earth mới có thể phát hiện ra geoglyph này.

Năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phát hiện gì trên Google Earth

Các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên phát hiện ra các đường nét này trên Google Earth; vào năm 2014 trong khi thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến về khu vực này.

Ông Oetheimer cho biết: “Các đường nét tọa lạc ở làng Boha nổi bật về kích thước lớn; hình dạng của chúng rất đa dạng (một hình xoắn ốc khổng lồ; đường nét boustrophedon (phong cách viết trong đó các dòng chữ viết xen kẽ được đảo ngược; với các chữ cái bị đảo ngược – PV) và một hình xoắn ốc nhỏ, hình trứng”.

Các đường nét khá tinh tế trên mặt đất. Chúng được đào vào đất sa mạc; sâu khoảng 10 cm và rộng từ 20 cm đến 50 cm. Mặc dù các nhà nghiên cứu không rõ các đường được tạo ra như thế nào; nhưng chúng có thể được hình thành từ một cái cày do động vật kéo, lạc đà chẳng hạn.

Dựa trên thời tiết và sự phát triển thưa thớt của thảm thực vật trong và xung quanh các đường này; nhóm nghiên cứu ước tính rằng, các hình vẽ có niên đại khoảng 150 năm; hoặc có thể là 200 năm. Khu vực này không được sử dụng cho mục đích trồng trọt; do không có nước để tưới ở gần đó. Khu đất hiện được sử dụng để chăn thả dê và cừu.

Google Earth
Google Earth phát hiện hình vẽ bí ẩn lớn nhất thế giới trên sa mạc

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, bức tranh trên mặt đất này cần được bảo vệ. Chúng đã bị hư hại phần nào do các phương tiện giao thông đi qua kể từ khi các bức ảnh vệ tinh được chụp vào năm 2014.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *