Nhiều trẻ bắt đầu mọc răng cùng thời điểm chúng bắt đầu ăn những thức ăn đầu tiên – bất cứ khi nào trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ sẽ có thể thấy chiếc răng đầu tiên nhú ra. Thông thường, điều này bắt đầu với các răng phía trên và phía dưới (răng cửa giữa), tiếp theo là các răng cửa bên ngay bên cạnh. Sau đó thường là mọc những chiếc răng hàm đầu tiên (10-14 tháng), răng nanh (thường 1-2 năm), rồi lại mọc răng hàm (2-3 năm). Vì vậy, đó là một cuộc hành trình dài đối với đứa con nhỏ của bạn và chế độ dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng trong thời gian này.
Mục lục
Giai đoạn trẻ mọc 2 răng đầu tiên
Để bé yêu có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện, cha mẹ nên chú ý tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng ở trẻ. Trẻ mọc 2 răng cửa thường là trong giai đoạn từ 4 đến 8 tháng. Trong thời kỳ này, trẻ bắt đầu giai đoạn mọc răng đầu tiên và sẽ bắt chước các hành động của người lớn như nhai đũa, thìa, mút tay… Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này.
Các chuyên gia đã cho biết rằng, một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ. Người lớn có thể tập cho trẻ nhận biết sự khác nhau của các loại thực phẩm, đó cũng là cách giúp thúc đẩy sự nhanh mọc răng ở trẻ nhỏ. Trẻ mọc 2 răng cửa thường là trong giai đoạn từ 4 đến 8 tháng.
Giai đoạn mọc 4 răng tiếp theo
Trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng, hàm trên của trẻ sẽ có thể mọc thêm hai răng hoặc nhiều hơn. Lúc này, trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì vậy, người lớn cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ. Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới. Tuy nhiên, có một điều mà người lớn cần chú ý, đó chính là khả năng nhai của trẻ lúc này là chưa tốt, chức năng tiêu hóa cũng chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy nên các bà mẹ cần phải có kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp với trẻ.
Giai đoạn 6 đến 8 răng là từ từ 9 đến 13 tháng
Trong khoảng thời gian từ 9 đến 13 tháng, các răng của hàm trên sẽ mọc nhanh chóng, các răng ở hàm dưới thông thường sẽ mọc ở giai đoạn trẻ được từ 10 đến 16 tháng. Lúc này, răng của trẻ từ từ thích ứng với những loại thực phẩm rắn hơn; chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Người lớn có thể cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm cứng như trứng, rau…
Giai đoạn 8 đến 12 răng nên cho trẻ ăn bằng thìa
Trong khoảng từ 13 đến 19 tháng thì các răng hàm của trẻ bắt đầu mọc. Với các răng hàm chính thì kỹ năng nhai của trẻ cần phải được tăng cường rất nhiều. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ; chẳng hạn như bánh mì mềm, gạo, rau, thịt…
Giai đoạn 12 đến 20 răng trẻ có thể ăn thức ăn bình thường
Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, các răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương…
Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Trẻ trong độ tuổi mọc răng cần được bổ sung đầy đủ canxi. Sữa là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều canxi. Nên cho trẻ uống nhiều sữa và ăn nhiều chế phẩm từ sữa như: váng sữa, phô mai, sữa chua. Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ; bao gồm: tôm, cua, ốc, cá, đậu tương, rau màu xanh đậm….
Bổ sung đầy đủ vitamin D
Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và photspho; hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng, giúp xương và răng vững chắc hơn. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc dù đã cho bé ăn rất nhiều trứng, sữa; thậm chí là bổ sung viên uống canxi nhưng trẻ vẫn bị còi xương; nguyên nhân là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc hấp thụ canxi bị hạn chế.