Cây ngải cứu: Loại thảo dược thần kỳ mà thiên nhiên ban tặng

Cây ngải cứu được coi là loại thảo dược thần kỳ mà thiên nhiên ban tặng cho loài người bởi những đặc tính ưu việt của nó. Ngải cứu là loại rau có vị đắng, hơi cay, có mùi hắc nhẹ. Ngải cứu là loại cây mọc dại, thân ngắn, lá chẻ dọc, cây ngải cứu khá dễ trồng có thể phát triển trong điều kiện hanh khô nắng nóng. Cây ngải cứu thường được sử dụng làm rau ăn sống, hoặc dùng dùng để vắt uống nước trị mụn, cũng có thể dùng nấu cùng với trứng để chữa các bệnh đau bụng, ngải cứu cũng là loại lá xông trị cảm.

Điều hòa kinh nguyệt từ cây ngải cứu

Trước ngày kinh dự kiến; lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà; chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g); hay dạng cao đặc (1-4g).

Nếu kinh nguyệt không đều thì hằng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh; và cả những ngày đang có kinh; lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước; sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi; cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Ngải cứu trị cảm cúm do ho lạnh

Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp; 100g lá bưởi( hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống; xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Cây ngải cứu giúp an thai

Cây ngải cứu giúp an thai
Ngải cứu giúp an thai

Những người đang mang thai; nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu; dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước; sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.

Trị mụn trứng cá từ cây ngải cứu

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt; để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt; làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ

Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn.

Điều trị suy nhược cơ thể

Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g cây kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Sau đó, chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Trị đau lưng bằng cây ngải cứu

Theo Đông y, bạn có thể điều trị đau lưng do gai cột sống bằng cách sử dụng 250g ngải cứu tươi, 150ml dấm gạo cùng vài miếng vải mỏng, mềm.

Lấy ngải cứu đi rửa sạch, giã nát và trộn với giấm đã đun nóng. Đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong vòng 15 ngày và thực hiện liên tục từ 3-5 tháng.

Sơ cứu vết thương bằng cây ngải cứu

Sơ cứu vết thương bằng cây ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng cầm máu

Giống như cây lá lứt (cây cúc tần), ngải cứu là vị thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt. Có thể sử dụng sơ cứu trong tình huống khẩn cấp như rắn cắn, chấn thương chảy máu, đứt tay, chân,…

Khi bị chảy máu, ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi, sau đó thêm vào chút muối để đắp lên miệng vết thương. Cách này có thể giúp cầm máu, sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau rát hiệu quả. Dùng ngải cứu cầm máu chỉ là giải pháp tức thời trong tình huống nguy cấp. Sau khi sơ cứu, bạn nên đưa nạn nhân đến trạm xá gần nhất để xem xét vết thương.

Ngải cứu trứng gà giúp lưu thông máu lên não

Trứng gà chiên ngải cứu là món ăn rất bổ dưỡng; đặc biệt tốt đối với người bị thiếu máu; thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; buồn ngủ không rõ lý do. Ăn món này có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não; chấm dứt tình trạng đau đầu; uể oải, mệt mỏi.

Tùy theo khẩu phần ăn mà bạn chuẩn bị ngải cứu lượng vừa đủ. Mang rau rửa sạch; thái nhỏ, sau đó thêm vào 2 quả trứng gà; đánh đều tay đến khi hỗn hợp sệt lại; nêm nếm gia vị để hợp khẩu vị hơn. Đem chiên đến khi chín vàng là có thể dùng. Ăn thường xuyên để thấy hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *