Anh chị em trong gia đình là mối quan hệ gần gũi thân thiết với nhau. Nhưng trong cuộc sống không tránh khỏi những cuộc cãi vã với nhau. Đặc biệt là gia đình có trẻ tăng động. Những lúc trẻ bị tăng động sẽ có những cuộc xung đột hay cãi vã với anh chị trong gia đình. Điều này khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng, buồn phiền và không biết nên làm như thế nào để cải thiện mối quan hệ giữa các trẻ với nhau. Để xây dụng gia đình hòa thuận và hạnh phú, tình cảm anh chị em thêm gắn kết và thân thiết nhau hơn. Bài viết dưới đây của chúng tôi là những chia sẽ cách cải thiện về mối quan hệ giữa anh chị em và trẻ tăng động trong gia đình.
Mục lục
Lắng nghe chia sẻ anh chị em trong gia đình
Mỗi khi trẻ tăng động có những xung đột, tranh cãi với anh chị em trong nhà. Cha mẹ nên bình tĩnh tách các con ra xa nhau. Sau đó dành thời gian lắng nghe, trò chuyện với từng trẻ để hiểu rõ nguyên nhân gây nên mâu thuẫn, từ đó cùng con đưa ra hướng giải quyết công bằng nhất.
Ví dụ: Nếu thấy trẻ tăng động và anh chị em của chúng cãi nhau vì tranh giành đồ chơi, bạn nên lắng nghe mong muốn của các con, sau đó phân chia đồ chơi hợp lý hoặc khuyến khích các con chơi cùng nhau.
Anh chị em mâu thuẫn
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tăng động đặt mình vào hoàn cảnh. Quan điểm của anh chị em mình trước khi đưa ra một quyết định bất kỳ. Và tốt nhất nên cho các con có thời gian để trao đổi với nhau cách có thể giải quyết mâu thuẫn có lợi cho cả hai.
Ví dụ: Vì muốn chơi với anh mà trẻ tìm cách quậy phá khi anh đang học bài. Lúc này, bạn có thể hỏi trẻ: “Nếu con là anh và bị làm phiền như vậy thì con có thấy vui không và khi anh không thể làm xong bài, anh có thể bị cô giáo phạt, con có muốn điều đó xảy ra không?”. Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi thêm với anh của trẻ: “Con nên nhẹ nhàng nhắc nhở em và có thể hứa với em cùng chơi sau khi con học xong”
Bố mẹ cần có cách xử lý công bằng cho các con
Khi muốn giải quyết xung đột, mẫu thuẫn giữa các con, cha mẹ cần thực sự công tâm, bình đẳng. Trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ tranh cãi, sau đó đưa ra ý kiến đánh giá đúng – sai và yêu cầu các con nhận lỗi nếu hành vi của mình là không đúng. Việc làm này giúp trẻ kiềm chế cảm xúc tốt hơn, không ganh ghét, đố kỵ với nhau.
Ví dụ: Vì tranh giành để được xem chương trình ti vi yêu thích mà các con cãi vã, đánh nhau. Bạn cần giải thích hành vi của trẻ là không đúng, yêu cầu các con xin lỗi, đồng thời phân chia lại thời gian xem các chương trình tivi hợp lý.
Tránh so sánh trẻ tăng động
Việc so sánh các con với nhau rất dễ khiến trẻ tự ái, tổn thương và lúc này thay vì ngưỡng mộ sự tài giỏi của anh chị em mình. Nhiều trẻ sẽ ganh ghét, đố kị, thậm chí là trêu chọc, đánh nhau. Do đó, phụ huynh nên đánh giá trẻ dựa trên những điểm mạnh. Sự cố gắng thay đổi để trở nên tốt hơn hoặc nếu muốn so sánh nhằm khích lệ trẻ nỗ lực, phấn đấu thì cần hết sức tế nhị và thật khéo léo.
Ví dụ: Kể cả khi trẻ tăng động không đạt được điểm 10 như anh, chị của mình, bạn cũng không nên so sánh các con với nhau. Hãy nhìn nhận sự tiến bộ của con và khen ngợi, tán dương nếu con đã thực sự cố gắng.
Không nên sử dụng đòn roi để răn đe
Những lúc trẻ tăng động cãi vã với anh chị em mình; nhiều cha mẹ không giữ được bình tĩnh. Và đã sử dụng biện pháp răn đe nghiêm khắc bằng đòn roi. Thực chất, đây không phải là một “thượng sách”, điều này chỉ có thể khiến trẻ sợ hãi nhất thời. Về lâu dài dễ nảy sinh hành vi chống đối hoặc tái phạm xung đột nhiều hơn.
Ví dụ: Kể cả khi trẻ tăng động quá nghịch ngợm khiến bạn bực tức. Bạn cũng không nên đánh mắng, trách phạt, thay vào đó hãy nhẹ nhàng khuyên bảo. Giảng giải để trẻ hiểu hành vi của mình là không đúng, từ đó sửa chữa tốt hơn.
Trẻ tăng động có hành vi bạo lực cần xử lý
Việc để cho các con tự xử lý những xung đột của chúng cũng rất tốt. Tuy nhiên cha mẹ cần trở thành cầu nối hoặc hướng dẫn để trẻ cư xử theo hướng hòa bình, tích cực. Còn trong trường hợp trẻ tăng động dùng những lời nói “thô lỗ”. Hoặc hành vi mang tính bạo lực, cha mẹ cần can thiệp ngay lập tức.
Ví dụ: Khi thấy các con đánh nhau vì bất cứ vấn đề gì, bạn nên can thiệp ngay. Đầu tiên hãy tách các con ra xa nhau, sau đó giảng giải để các con hiểu hành vi này là không đúng. Và yêu cầu các con tự nhận lỗi của mình.
Anh chị em trong gia đình cần hòa thuận với nhau
Cả cha mẹ phải cùng chung sức xây dựng một gia đình với không khí hòa thuận, vui vẻ. Bạn có thể giải thích với con rằng gia đình giống như một đội. Và mọi thành viên đều cần có trách nhiệm, yêu thương lẫn nhau. Bất cứ sự mâu thuẫn, xung đột nào giữa mọi người trong gia đình; đều có thể gây tổn thương cho các thành viên khác.
Ví dụ: Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự và hỗ trợ khi người thân gặp khó khăn. Điều này giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của tình cảm gia đình và ngày càng thương yêu; hòa thuận với anh chị em mình hơn.
Bố mẹ là tấm gương cho trẻ
Trẻ sẽ quan sát và học cách cử xử từ cha mẹ đầu tiên; bởi vậy cha mẹ phải đối xử hòa thuận, yêu thương nhau. Bạn không thể mong chờ con hành xử tốt nếu bạn không làm gương cho con. Môi trường hòa thuận chính là cái nôi rất tốt để hình thành nhân cách của trẻ.
Ví dụ: Khi cha mẹ có mâu thuẫn, hãy bình tĩnh chia sẻ. Trò chuyện để hiểu đối phương và dễ dàng giải quyết xung đột hơn. Việc làm này giúp trẻ có thể học hỏi, từ đó cải thiện tốt hơn.
Các dấu hiệu trẻ tăng động
Hiếu động quá mức
Dấu hiệu trẻ tăng động phổ biến và nhận biết dễ nhất là sự hiếu động, nghịch ngợm thái quá. Trẻ có thể nghịch mọi thứ, luôn tay luôn chân, rất khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ, thích leo trèo, chạy nhảy khắp nơi mà không biết mệt. Trong lớp, trẻ tăng động cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, gây ảnh hưởng đến cô giáo và các bạn.
Thiếu tập trung chú ý
Một biểu hiện trẻ tăng động cũng khá thường gặp là sự thiếu tập trung, chú ý, thường xuyên lơ đãng, mơ màng và không quan tâm đến bất cứ điều gì. Ngay cả khi nói chuyện trực tiếp với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, trẻ cũng thiếu tập trung và không thể nhớ chủ đề của đoạn hội thoại đó.
Dễ tức giận, nổi nóng
Trẻ tăng động thường dễ nổi nóng, giận dữ và khó kiềm chế cảm xúc của bản thân. Vì vậy, trẻ rất dễ cáu gắt hay giận hờn vô cớ, dẫn đến xô xát, đánh bạn. Hoặc chính những người thân trong gia đình. Điều này khiến trẻ bị xa lánh, cô lập và không có bạn.
Bất cẩn, vội vàng
Một trong những dấu hiệu trẻ tăng động điển hình là tính hấp tấp, vội vàng. Bất cẩn và không quan tâm đến hậu quả của việc mình đang làm. Trẻ rất khó chờ đến lượt của mình, thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong; hoặc phá đám các bạn đang chơi đùa. Sự vội vàng, bất cẩn cũng khiến trẻ mắc lỗi khi làm bài tập. Hoặc thực hiện các công việc khác dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ lười và kém thông minh.