Acid uric thường xuất nhiều trong khẩu phần ăn có chứa nhiều loại thực phẩm giàu protein. Khi hàm lượng acid uric tăng cao, cơ thể không đào thải hết lượng acid uric trong máu dẫn đến bệnh lý gút. Chính vì vậy chế độ ăn uống hằng ngày rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gút. Việc bổ sung các nước ép trái cây cho cơ thể nhằm đào thải acid uric và giảm nhẹ khi các triệu chứng bệnh lý xuất hiện. Vậy loại nước ép trái cây nào giúp phòng ngừa bệnh gút hiệu quả. Nếu bạn chưa biết nên uống loại nước ép nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại nước ép này nhé.
Mục lục
Một số nguyên nhân gây ra bệnh gút
Hàm lượng cao axit uric trong cơ thể xảy ra khi thận không thể đào thải chất này một cách hiệu quả qua đường niệu. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân, hoặc là thực phẩm bạn ăn chứa nhiều axit uric hoặc khi bạn bị rối loạn chức năng thận.
Tuy nhiên, lượng axit uric cao phần lớn xuất hiện khi chúng ta ăn những thực phẩm giàu protein hoặc axit uric. Axit uric dư thừa được đào thải qua thận, nhưng đôi khi nó vẫn ứ đọng lại trong cơ thể. Lượng axit uric trong máu tích tụ ở các khớp, chủ yếu là khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, dẫn đến bệnh gút.
Gút xảy ra phổ biến nhất ở nam giới trung niên và có thể xảy ra khi chúng ta không kiểm soát được chế độ ăn như ăn nhiều thịt, gan, hành tây, đậu, đậu hà lan, nấm vốn rất giàu purin. Một số yếu tố khác gây ra hàm lượng axit uric cao trong cơ thể là uống quá nhiều rượu, tăng cân, tiểu đường và suy giáp.
Vì vậy nước ép giúp đào thải axit uric, hỗ trợ điều trị bệnh gút
Nước ép dứa loại bỏ axit uric
Nước ép dứa giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể vì nó chứa enzym bromelain. Loại nước ép này có thể giảm đau và viêm ở các khớp do tích tụ axit uric gây ra. Các enzym có trong dứa hòa tan axit uric và đào thải nó qua đường niệu
Dứa chín có chứa nhiều axit hữu cơ, Canxi, Photpho, Sắt, các Vitamin: E, C, B1, B2, B3,… Bromelin là một Enzym (men) thuỷ phân Protein có nhiều trong quả dứa, được xem là có dược tính tốt. Trong 100ml dịch ép quả dứa có 800mg Bromelin. Ngoài ra trong dứa còn có các thành phần khác như Gluxit 6,5%, Protit 0,8%, Lipit 0,3%… Dịch chiết quả dứa có tính bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu, tẩy độc, chỉ định trong các bệnh thiếu máu, thiếu khoáng chất, xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout. Dùng nước dứa tươi mỗi ngày sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp do gout.
Sự kết hợp nước ép cà rốt và dưa chuột
Lấy 2 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột, và 8 cọng cần tây ép lấy nước. Uống loại nước này vào buổi sáng giúp loại bỏ axit uric. Đây là thức uống rất tươi mát và giúp cơ thể giữ đủ nước cả ngày. Uống nước này ít nhất 15-20 ngày để đào thải hết axit uric ra khỏi cơ thể.
Nước ép quả anh đào (cherry)
Quả cherry rất có lợi trong giảm lượng acid uric. Uống nước ép cherry mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa đau, viêm khớp do acid uric lắng đọng.
Nước ép thơm và nghệ
Ép một nửa quả dứa và pha thêm 2 thìa bột nghệ, 3 thìa bột gừng. Uống loại nước ép này hàng ngày trước khi đi ngủ giúp giảm đau và sưng do axit uric.
Nước ép bưởi tăng khả năng đào thải axit uric
Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép bưởi. Một cốc nước bưởi không đường có chứa 23g carbohydrate, 400mg kali và 94 mg vitamin C. Việc uống nhiều nước ép bưởi hàng ngày sẽ giúp tăng khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, làm giảm đau và ngăn chặn những cơn gout cấp. Ngoài ra, lượng vitamin C dồi dào trong nước bưởi là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân gout hay có nguy cơ bị bệnh gout, vì nó giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh.
Nước ép cà rốt, củ cải đường và dưa chuột
Ép một quả dưa chuột nhỏ, 1 củ cà rốt và 1 củ cải đường. Loại nước này sẽ hòa tan các tinh thể axit uric và giúp loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Uống nước ép này hàng ngày giúp giảm đau rất tốt.
Nước ép táo trung hòa axit uric
Nước ép táo giúp trung hòa axit uric trong cơ thể, do đó giúp giảm đau và viêm. Táo cũng chứa acid malic có tác dụng làm giảm axit uric. Bạn cũng có thể ăn 1 quả táo mỗi ngày để giảm các triệu chứng bệnh gout thay vì ép nước.