Công nghệ đột phá đưa thuốc tới từng tế bào mang bệnh mà không gây hại tới tế bào khỏe mạnh

Vừa có phát minh ra công nghệ mới trong điều trị y tế từ các nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv, được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong điều trị một loạt căn bệnh trong đó có bao gồm cả căn bệnh ung thư. Đây có thể coi là phương pháp mới giúp “vận chuyển” một cách chính xác giúp đột phá đưa thuốc tới từng tế bào mang bệnh mà không gây hại tới các tế bào khỏe mạnh. Phương pháp công nghệ đấy như thế nào? Liệu có ảnh hưởng gì tới căn bệnh khác hay không? Cùng theo dõi bài viết “Công nghệ đột phá đưa thuốc tới từng tế bào mang bệnh mà không gây hại tới tế bào khỏe mạnh” để hiểu hơn nhé.

Nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv vừa phát minh ra một công nghệ RNA

Theo phóng viên TTXVN tại Israel, các nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv; vừa phát minh ra một công nghệ mới trong điều trị y tế; được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong điều trị một loạt căn bệnh, bao gồm cả ung thư.

Đây là phương pháp mới giúp “vận chuyển” một cách chính xác các loại thuốc chữa bệnh dựa trên công nghệ RNA; tới nhóm tế bào mang bệnh (bị viêm nhiễm) mà không gây hại tới các tế bào khỏe mạnh. Phương pháp này đã được thử nghiệm trên động vật bị bệnh viêm đường ruột và viêm đại tràng, cho hiệu quả cao.

Giáo sư Dan Peer
Giáo sư Dan Peer tại Trung tâm Y dược ứng dụng thuộc Đại học Tel Aviv

Theo giải thích của Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Dan Peer – Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phát triển; Giám đốc Trung tâm Y dược Ứng dụng thuộc Đại học Tel Aviv; vỏ ngoài của mỗi tế bào đều có các thụ thể đóng chức năng như một “trạm gác” kiểm soát chất nào sẽ được đi vào tế bào. Nếu không qua được các trạm này, thuốc chữa bệnh sẽ chỉ lưu thông trong mạch máu; và không giúp ích cho người bệnh.

Phương pháp theo công nghệ RNA không gây ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh khác

Lần đầu tiên trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp có thể “qua mặt”; các trạm gác để đưa thuốc đặc trị vào các tế bào mang bệnh. Ngoài ra, chỉ có các thụ thể của tế bào mang bệnh mới bị “qua mặt”; các tế bào khỏe mạnh khác đều không bị ảnh hưởng. Nói cách khác, sử dụng phương pháp đưa thuốc vào cơ thể kiểu này; người bệnh hoàn toàn không chịu một phản ứng phụ nào.

Theo Giáo sư Peer, phương pháp đột phá mới; có thể mang lại những tác động tích cực trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau; bao gồm ung thư, bệnh viêm nhiễm và bệnh truyền nhiễm do virus.

Công nghệ RNA, cứu tinh của nhân loại

Công nghệ RNA không chỉ giúp nhân loại ứng phó với Covid-19 và các đại dịch về sau; mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác.

Công nghệ RNA
Công nghệ RNA đưa thuốc tới từng tế bào mang bệnh

Trước hết cần phải cân nhắc lại rằng một Vắc xin sử dụng RNA thông tin (còn gọi là mRNA); để kích hoạt phản ứng miễn dịch ở người cho tới nay vẫn được nhà quản lý cấp phép phổ biến. Nhưng đây là công nghệ nền tảng để bào chế vắcxin COVID-19; của Moderna và Pfizer/BioNtech.

Vừa qua, cả hai vắcxin này đều được các bên phát triển công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng; cho thấy đạt hiệu quả phòng bệnh trên dưới 95%. Kết quả này tương đương với một số loại vắcxin đã có trước đây (được bào chế theo công nghệ “truyền thống”); nhưng thời gian bào chế của chúng đã được rút ngắn tới mức kỷ lục.

Ông William Schaffner, giáo sư ngành y học dự phòng; tại Trường y khoa Đại học Vanderbilt (thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ); cho rằng những dữ liệu nghiên cứu tích cực về vắcxin COVID-19 bào chế; trên nền tảng công nghệ mRNA là tín hiệu tốt cho thấy dư địa ứng dụng của công nghệ này còn rất lớn trong cuộc chiến chống các dịch bệnh tương lai.

Thông thường phải mất nhiều năm để có thể đưa một vắcxin ra thị trường. Với các công nghệ cũ, các nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian để phát triển; và nuôi cấy virus hay protein của virus trong phòng thí nghiệm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *