Hiện nay, tình trạng thiếu Vaccine ở các nước đang thiếu rất nhiều đặc biệt là tại Việt Nam, nhưng lại là tình trạng thừa tại Hàn Quốc. Cũng chính vì vậy mà các giới trẻ tại Hàn Quốc đăng ký tiêm Vaccine COVID-19 rất nhiều vào mùa hè do các phòng khám còn thừa lại mỗi ngày. Vì sao lại xảy ra các tình trạng thừa Vaccine như vậy? Hiện tượng các thanh niên chạy đua để tiêm Vaccine thừa có ảnh hưởng gì không? Các bạn cùng linadapt tham khảo về bài viết “Giới trẻ Hàn Quốc đăng kí tiêm Vaccine thừa” để hiểu hơn nhé.
Mục lục
Thanh niên Hàn Quốc dành cả mùa hè để đăng ký tiêm Vaccine COVID-19
Nhiều thanh niên Hàn Quốc đang dành cả mùa hè để đăng ký tiêm những liều vaccine COVID-19; mà các phòng khám còn thừa lại mỗi ngày.
Vì vaccine COVID-19 còn thiếu nên hiện đang được ưu tiên dành cho người lớn tuổi. Do đó, những thành viên trẻ hơn trong xã hội muốn được tiêm sớm; thì phải nỗ lực tìm kiếm những liều vaccine thừa lại mỗi ngày. Và việc tìm kiếm vaccine của thanh niên Hàn Quốc lúc này – đúng nghĩa là một cuộc chạy đua.
Ứng dụng trò chuyện Kakao talk và ứng dụng Naver sẽ gửi thông tin về những địa điểm có vaccine còn thừa; những gì họ phải làm là nhấn vào và đăng ký thật nhanh. Các ứng dụng sẽ hiện bản đồ các địa điểm có vaccine; nhưng khi chúng được cắm cờ xám tức là vaccine đã hết. Người tham gia cuộc đua đăng ký này phải luôn refresh; tức là làm mới trang ứng dụng, cho tới khi một địa điểm nào đó hiện cờ đỏ, tức là có vaccine thừa.
Giới trẻ Hàn Quốc gọi vui đây là cuộc chiến “Vaccine Go”
Chị Ryu Chaeyeon – TP Seoul, Hàn Quốc cho biết: “Tôi thao tác làm mới ứng dụng suốt cả ngày; ngay cả khi đang ngồi tán chuyện với bạn bè”.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi hàng trăm hàng nghìn người cũng đang làm như vậy; thì đây trở thành cuộc chạy đua online. Chậm 1 giây thôi là cơ hội cũng đã qua rồi.
Chị Charli Jin – TP Seoul, Hàn Quốc nói: “Tôi liên tục kiểm tra ứng dụng xem có báo chỗ nào còn vaccine không. Nếu có, tôi lập tức nhấp vào nó. Nhưng khi tôi nhấp vào thì vaccine đã không còn. Tôi nghĩ tôi luôn phản ứng chỉ trong vòng có 1 giây nhưng vẫn quá muộn”.
Hành trình tìm vaccine, nói vui giống như hành trình săn sale trên các ứng dụng mua hàng trực tuyến. Dù cho có thất bại nhiều lần, giới trẻ Hàn Quốc vẫn sẵn sàng tham gia.
“Giờ tôi nỗ lực đến mức gỡ mật khẩu điện thoại đi vì nó khiến tôi mất nửa giây để thực hiện nhận dạng khuôn mặt hoặc nhấn vào mật khẩu để mở điện thoại.
Giành được vaccine đã khó, khi có được rồi; bạn phải xác nhận và tới chỗ tiêm sớm nhất có thể. Bởi nếu không, vaccine sẽ được dành cho người khác”, chị Charli Jin nói.
Giới trẻ Hàn Quốc gọi vui đây là cuộc chiến “Vaccine Go”; bởi nó khá giống với trò chơi “Pokemon Go” đình đám trên thế giới vài năm trước. Vất vả là vậy, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng; bởi phần thưởng cho trò chơi khó nhằn này chính là sức khỏe.
Nở nụ cười rạng rỡ, cô sinh viên 21 tuổi Kim Ha-ram khi đã tiêm được Vaccine
Cô gái chia sẻ bản thân đã may mắn giành được một liều vaccine còn sót lại ngay trước khi số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt vào tuần trước; đồng thời dẫn đến một cơn sốt vaccine. Nhưng Kim Ha-ram cũng phải nhấp chuột liên tục hơn 1 ngày dài mới giành được “tấm vé vàng” đó.
Cô nói: “Những người ở độ tuổi 20 – 30 như tôi thực sự yêu thích các hoạt động xã hội; và cần phải cẩn trọng về việc ra ngoài chơi và uống rượu. Nhưng chúng tôi cũng là nạn nhân lớn nhất của nguồn cung cấp vaccine không ổn định của Hàn Quốc”.
Sáng 12/7, khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận đã bắt đầu thực hiện các quy định giãn cách xã hội mức cao nhất (cấp độ 4) để ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 ở nước này. Các quy định mới sẽ được thực hiện trong 2 tuần. Theo đó, cấm tụ tập từ 3 người trở lên sau 18h00; các trường học sẽ đóng cửa; đám cưới và đám tang chỉ được tổ chức trong phạm vi gia đình. Các cơ sở thể thao, giải trí, trong đó có câu lạc bộ đêm, quán rượu phải đóng cửa, trong khi các nhà hàng được phục vụ khách đến 22h00.