Mối quan hệ và tình cảm của anh chị em trong gia đình luôn là chủ đề tranh luận của nhiều bậc cha mẹ. Anh chị em trong gia đình thường tiếp xúc và gần gũi với nhau hơn bố mẹ củ chúng. Vi vậy, bạn nên trau dồi tình cảm cũng như làm mọi cách để thân thiết hơn với anh chị của mình càng sớm càng tốt. Mối quan hệ anh chị em càng thân thiết thì tỷ lệ mâu thuẫn xảy ra càng ít. Bài viết này chỉ ra cho bạn cách cải thiện tình cảm anh em trong gia đình bằng những phương pháp vô cùng đơn giản.
Mục lục
Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói
Mặc dù đây không phải là một điều dễ dàng, nhưng nó lại vô cùng quan trọng trong việc cải thiện cách giao tiếp giữa hai anh em trong nhà. Việc suy nghĩ trước sẽ không chỉ giúp bạn tránh khỏi khả năng dẫn cuộc nói chuyện trở thành cãi vã, mà còn khiến bạn kiểm soát được từ ngữ mình chuẩn bị nói ra. Khi bạn bắt đầu cảm thấy bực tức, hãy đếm từ 1 đến 10. Nếu bạn chưa thể bình tĩnh, hãy lịch sự, xin phép rời khỏi phòng.
Luôn nhớ rằng: ngôn từ phản ánh con người. Sẽ có nhiều khả năng, khi bạn nói mà không suy nghĩ, chính những câu từ ấy sẽ khiến cho đối phương có ấn tượng xấu về bạn. Cho dù bạn có thật sự chân thành đến đâu, nếu không biết cách, bạn sẽ không cho họ thấy được mặt tốt của mình. Những gì bạn nói có thể gây ảnh hưởng lâu dài. Nếu bạn nói với anh trai hay em gái của mình những từ ngữ gây xúc phạm hay làm tổn thương họ, thì bạn nên biết rằng, họ sẽ chẳng bao giờ có thể quên chúng đâu.
Nếu bạn chưa sẵn sàng nói chuyện, hãy đợi đến khi bạn sẵn sàng. Đừng mở chuyện khi bạn vừa có một ngày đi làm về mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Hãy chọn đúng thời điểm, đúng vào những lúc mà cả hai cảm thấy thoải mái và hoàn toàn bình tĩnh, nhiều khi bạn sẽ vô tình mang những cơn bực bội ngoài cuộc sống vào trong cuộc nói chuyện với người khác, và điều đó chẳng hề tốt đẹp tẹo nào.
Xin lỗi khi mắc phải sai lầm
Đây luôn là một điều vô cùng khó, bởi ai trong chúng ta cũng đều phải học cách kiểm soát cái tôi và cảm xúc của mình. Mặc dù đó là một thử thách, nhưng bạn có thể rèn luyện bằng cách cố gắng xin lỗi từ những xích mích nho nhỏ, thành lập thói quen và tư tưởng cho bản thân: luôn là người “lớn hơn”, biết và nhận lỗi để cả hai cùng sửa sai.
Chân thành trong lời xin lỗi. Bạn sẽ càng làm cho tình huống trở nên tồi tệ nếu bạn xin lỗi một cách hời hợt, bị ép buộc hoặc mang hơi hướng chế nhạo.
Có thể nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ
Mong rằng bạn có thể chia sẻ những xích mích này cho cha mẹ của mình, bởi lẽ; họ sẽ là người gần nhất hiểu được tính cách; và suy nghĩ của anh chị em trong gia đình bạn. Vì vậy, nếu bạn có thể nhờ ba mẹ giúp đỡ, điều đó sẽ vô cùng tuyệt vời.
Tuy nhiên, đừng dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ, hãy để họ là lựa chọn cuối cùng của bạn. Bởi cha mẹ thường sẽ có xu hướng “làm hộ bạn”, nếu xích mích, cha mẹ sẽ trao đổi, hay thậm chí là mắng mỏ người anh chị em còn lại hộ bạn. Đừng để điều này xảy ra. Hãy xin lời khuyên hoặc nhờ họ làm người hòa giải. Bạn nên nhờ cha mẹ là người khách quan, cùng tham gia vào cuộc nói chuyện với hai bạn; và điều chỉnh cuộc nói chuyện đó sao cho công bằng nhất.
Chia sẻ đồ dùng cá nhân của mình cho anh chị em
Đa số chúng ta đều không hề cảm thấy thoải mái khi phải chia sẻ đồ cá nhân của mình cho anh chị em; đặc biệt là khi họ đã đang sống chung phòng cùng với mình. Bạn nên đặt một số luật lệ khi cho mượn hoặc sử dụng chung đồ. Ví dụ như anh chị em bạn phải hỏi bạn đàng hoàng trước khi lấy; và mượn đồ của bạn. Thông báo trước về những đồ dùng bạn không thể chia sẻ.
Đừng vội cáu giận nếu họ có mượn đồ mà quên không hỏi bạn trong vài lần đầu tiên;hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, sau đó mới tính đến các biện pháp cứng rắn.
Anh chị em trong gia đình cần đưa ra những lời khuyên cho nhau
Không cần phải rõ ràng rành mạch như việc bạn đang cho anh chị em mình mượn xe, mượn đồ, thì mới được gọi là chia sẻ, mà đưa ra những lời khuyên, những lời giảng dạy cho bài tập về nhà của họ cũng là một trong những cách chia sẻ hữu hiệu nhất.
Ở bất kì độ tuổi nào, anh chị em trong gia đình luôn cần đưa ra những lời khuyên cho nhau. Anh trai và chị gái có thể là những người đồng nghiệp; hay cũng có thể là những hình mẫu lý tưởng cho bạn noi theo. Nhưng không cần họ phải lớn tuổi hơn bạn; chỉ cần họ có kiến thức và kinh nghiệm, mọi thứ đều đáng để chia sẻ.
Đừng khuyên nhủ, ủng hộ hay an ủi vào những thời điểm không đúng đắn. Hãy xem xem người anh người chị ấy có đang cần đến mình hay không; đừng vội vàng áp đặt những suy nghĩ của mình lên họ; mà chỉ cần cho họ biết, bạn vẫn luôn ở đây để lắng nghe và trao đổi với họ. Nếu họ tỏ ra không thoải mái, thì đừng tiếp tục.
Cố gắng làm những điều họ thích
Dù bạn không thích chạy nhảy hay chơi điện tử; nhưng hãy cố gắng dành một phần nhỏ thời gian để làm những điều em trai em gái mình đang yêu thích. Họ sẽ vô cùng trân trọng sự cố gắng và thời gian vui vẻ ở bên cạnh bạn; cũng như rất hạnh phúc khi bạn có thể hiểu được thêm một phần về con người của họ. Hãy nắm bắt cơ hội để hỏi thêm về những hoạt động mà họ yêu thích. Điều này sẽ giúp hai bạn nói chuyện được nhiều hơn.
Cùng nhau xem lại album ảnh gia đình
Cùng nhau sống lại những khoảnh khắc vui vẻ khi xem tấm album ảnh gia đình. Điều này sẽ giúp hai bạn gợi nhớ lại được những khoảng thời gian hai người thật sự hiểu và thân thiết với nhau, khiến hai bạn có thêm động lực để thực hiên lại điều đó một lần nữa.
Tạo thói quen cho cả gia đình
Hãy tạo một cuộc thi hoặc một chuyến du lịch vào mỗi cuối tuần, luôn để dành khoảng thời gian đó cho anh chị em của mình và lặp lại vào tất cả các tuần.
Hoặc không, chỉ cần là mỗi tháng hoặc mỗi năm, tùy thuộc vào bạn và lựa chọn cách thức truyền thống của bạn. Ví dụ với việc truyền thống xem phim, bạn hoàn toàn có thể tạo nó theo tuần hoặc tháng, ghi nhớ rằng hãy để cho mọi người đều có cơ hội chọn phim công bằng./.
Chấp nhận và tha thứ cho nhau
Đừng đánh giá anh chị em của mình chỉ dựa trên những ký ức thuở nhỏ. Thay vào đó, hãy chấp nhận phần khác biệt của họ và cố gắng thông cảm cho nhau. Đừng nghĩ mãi về những khi bạn bị tổn thương vì họ; lòng hận thù từ quá khứ có thể giết chết tương lai của chúng ta. Thay vào đó, hãy nhớ đến những kỷ niệm đẹp mà đôi bên đã trải qua cùng nhau.
Một rào cản đối với sự gần gũi khi trưởng thành; là việc cha mẹ đã thiên vị hoặc khiến con trẻ nghĩ rằng họ đã thiên vị cho một đứa con nào đó. ” Mỗi thành viên trong gia đình có quan điểm khác nhau về việc ai được ưu ái và tại sao. Khi trưởng thành, tôi thấy đây là cơ hội tuyệt vời; để mọi người có thể thẳng thắn nói về những gì họ nhớ từ thời điểm đó và những gì họ cảm thấy “, Kramer nói.