Bạn cho con tiếp cận với việc đọc sách như thế nào?

Tiếp cận với việc đọc sách là một kỹ năng hoàn toàn cần thiết và vô cùng quan trọng. Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ thích đọc sách sẽ thông minh và có vốn hiểu biết hơn những trẻ không có thói quen này. Trẻ có thói quen đọc sách như thế nào là phụ thuộc vào cách mà bố mẹ chúng dạy dỗ. Nếu bạn thật sự coi trọng việc đọc sách, bạn sẽ làm điều đó cùng con. Còn nếu bạn chỉ đưa cho trẻ một cuốn sách và nói ” con đọc sách đi”. 2 đứa trẻ được dạy dỗ khác nhau sẽ có tư duy và cách đọc khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem mỗi cách dạy con đọc sách sẽ khác nhau như thế nào nhé.

Tầm quan trọng của việc cho trẻ đọc sách

Càng đọc nhiều sách, trẻ em càng thu nhận được nhiều kiến thức, và kiến thức chính là chìa khóa của mọi vấn đề trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc đọc sách cho trẻ sơ sinh, trẻ em đang tập nói, là khởi đầu quan trọng giúp chúng chuẩn bị cho cuộc sống ở trường học trong tương lai. Hơn hết, việc nghe đọc giúp trẻ chuẩn bị những kỹ năng cần thiết khi chúng bắt đầu học cách tự đọc sách cho mình.

Tầm quan trọng của việc cho trẻ đọc sách
Càng đọc nhiều sách, trẻ em càng thu nhận được nhiều kiến thức

Đồng hành cùng con trong việc đọc sách

Trẻ nhỏ giống như tờ giấy trắng, vì vậy mà cách giáo dục của cha mẹ rất quan trọng. Đôi khi chúng tưởng mình đã làm đúng nhưng thật ra không phải. Ngày nay đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm tới việc cho con đọc sách. Điều này đúng bởi sách mang đến cho trẻ một lượng kiến thức lớn. Cha mẹ hạng nhất khác với cha mẹ hạng hai và hạng ba. Họ nhận ra rằng thay vì vội vàng ép buộc trẻ theo ý mình muốn, tự để trẻ đi trên con đường mà mình sắp đặt thì việc đồng hành cùng con đi trên con đường này sẽ tốt hơn nhiều.

Cha mẹ hạng nhất đồng hành cùng trẻ từ những ngày đầu tiên, liên tiếp chinh phục những mục tiêu mới trong việc tiếp thu những kiến thức tuyệt vời trong sách. Khi lớn lên, những đứa trẻ này thường trở thành những người xuất chúng, thông minh, tài giỏi. Như vậy, các bậc cha mẹ không chỉ nói suông, họ luôn đồng hành cùng con học tập. Họ cùng con đọc sách, cùng con rèn luyện và vì vậy trẻ hình thành thói quen tốt theo đúng những gì cha mẹ mong muốn.

Nói cho con biết tầm quan trọng của việc đọc sách

Nói cho con biết tầm quan trọng của việc đọc sách
Khi trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, chúng sẽ hứng thú hơn

Những người này biết việc đọc sách là quan trọng, hiểu rằng ép con đọc sách chỉ mang đến hậu quả xấu nên họ không ngược đãi, không ép buộc con phải đọc. Thay vào đó, họ dùng lời rao giảng để giáo dục con cái về việc đọc sách. Họ nói cho con biết về tầm quan trọng của việc đọc sách và chúng sẽ khó có một cuộc sống tốt đẹp nếu không đọc sách. Tuy nhiên, nếu nói một lần có thể khiến trẻ cảm động, nói đến lần thứ hai có thể khiến trẻ cảm khái. Nhưng nói đến ba bốn lần hoặc nhiều hơn thì sẽ chỉ nhận về sự thờ ơ của trẻ. Điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hành động của trẻ.

Không nên ép buộc mà để con tự nguyện đọc sách

Những người này biết rằng đọc sách là quan trọng và cho phép con cái đọc sách. Thế nhưng họ không biết phải làm thế nào. Họ mù quáng yêu cầu con mình đọc và khi trẻ có biểu hiện phản kháng thì họ cùng mọi biện pháp can thiệp nhằm ép con phải đọc. Những đứa trẻ có cha mẹ như vậy thường nảy sinh sự phản kháng và dễ nổi loạn. Như vậy, việc ép buộc trẻ phải đọc sách vì cha mẹ thấy điều đó cần thiết là một sự sai lầm. Nó chỉ gây ra những hậu quả tồi tệ mà thôi.

Sách giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh tốt hơn, phát triển được khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, cách mà các bậc cha mẹ cho con tiếp cận với việc đọc sách là khác nhau. Trẻ cũng giống như chúng ta, không muốn bị ép buộc bất cứ điều gì. Hãy tôn trọng quyết định của con. Hướng cho con việc đọc sách là một điều tích cực và hãy đồng hành cùng con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *