Chế độ ăn dặm hợp lý cho trẻ phát triển toàn diện

Cho trẻ làm quen với thức ăn đặc, đôi khi được gọi là ăn bổ sung hoặc ăn dặm, nên bắt đầu khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Lúc đầu, bé ăn bao nhiêu không quan trọng bằng việc bé làm quen với ý tưởng ăn. Trẻ vẫn sẽ nhận được hầu hết năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau, kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức, từ khoảng 6 tháng tuổi sẽ giúp con bạn có một thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Cho trẻ ăn dặm khi đã sẵn sàng

Giai đoạn ăn dặm đánh dấu quá trình phát triển của bé. Ngoài nguồn thức ăn chính là sữa mẹ thì bé bắt đầu quá trình nạp thêm các chất dinh dưỡng khác thông qua ăn dặm. Tuy nhiên, khi chuyển sang ăn dặm nhiều bà mẹ trẻ vẫn còn rất bối rối; và lo lắng bé quen bú mẹ sẽ không chịu ăn bột. Vì vậy, những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm dưới đây sẽ giúp mẹ bớt lo lắng đó. Cùng theo dõi nhé!

Cho trẻ ăn dặm khi đã sẵn sàng
Cho trẻ ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng

Nhiều bé chỉ mới 3-4 tháng đã bắt đầu đói bụng nhiều hơn; và sữa mẹ không thể thỏa mãn bé. Bởi vậy, nhiều cha mẹ vì sợ con không lên cân đã cho con ăn dặm sớm. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, cho con ăn dặm quá sớm gây nên nhiều tác hại khôn lường cho bé. Có thể kể đến như: khiến trẻ bỏ bú sớm, bé có nguy cơ bị béo phì ở tuổi lên 3; vì bé đã hấp thụ quá nhiều chất bổ chưa cần thiết khi còn nhỏ như vậy.

Không những vậy, việc cho bé ăn dặm quá sớm khiến dạ dày cũng phải làm việc sớm; dẫn đến tổn thương dạ dày của bé. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ ăn dặm sớm; khiến bé có thể bị rối loạn tiêu hóa, gây ra chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Cuối cùng, việc cho bé ăn quá no cũng khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé; không ngủ được sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của bé.

Những điều cần biết khi cho trẻ ăn dặm

Có rất nhiều mẹ thắc mắc rằng nên cho bé ăn bột hay cháo xay nhuyễn. Câu trả lời là cả 2 nhé. Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, ăn kết hợp cả 2 loại sẽ giúp bé không cảm thấy nhàm chán trong mỗi bữa ăn, đồng thời, cũng sẽ giúp bé hấp thụ được đủ chất và không lo suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trường hợp mẹ quá bận rộn không thể cho bé ăn cháo nhuyễn; lúc này bột công thức sẽ là sự lựa chọn của nhiều mẹ, bởi nó giúp mẹ tiết kiệm thời gian. Chọn bột ăn dặm mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ mua bột của những hãng uy tín, chất lượng trên thị trường
  • Kiểm tra hạn sử dụng ghi trên hộp trước khi mua
  • Chú ý đến thành phần dinh dưỡng ghi trên hộp để chọn loại phù hợp với bé. Các hộp bột nên có các dưỡng chất quan trọng sau: vitamin, acid amin, khoáng chất,…để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.
  • Đối với lần đầu tiên ăn bột, mẹ nên chọn loại bột có vị ngọt; như sữa để bé thấy quen thuộc. Sau đó, khi bé đã ăn quen, mẹ có thể đổi các loại bột với nhiều hương vị khác nhau; để bé thay đổi khẩu vị, cũng như nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Những điều cần biết khi cho trẻ ăn dặm
Cần cho trẻ ăn dặm đúng cách

Các thực phẩm và chất dinh dưỡng nên bổ sung cho trẻ

Bên cạnh 4 nhóm dưỡng chất cơ bản, mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của bé những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phát triển não bộ và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Để hỗ trợ phát triển trí não: Mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều DHA & axit folic, i-ốt và sắt như cá hồi, yến mạch, măng tây, cải xoăn… Những dưỡng chất này rất cần thiết trong việc tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi của bé.
  • Để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh:Lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp các vitamin nhóm B, kẽm và lợi khuẩn… hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu nguồn dưỡng chất tốt hơn.
  • Ba mẹ cũng nên cho bé ăn các loại rau củ như chuối, cải xoăn kale, khoai lang… vừa dễ ăn mà còn cung cấp inulin – một loại chất xơ giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe hơn, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn ăn dặm.

Chúng tôi chúc mẹ thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *