Chế độ ăn ngày tết cho trẻ không bị đảo lộn giờ ăn

Kỳ nghỉ tết là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm đối với trẻ, ăn mừng với gia đình, bạn bè và nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc, nhưng vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này cũng rất quan trọng. Có kế hoạch thực hiện những thói quen lành mạnh hơn trong những ngày nghỉ tết sẽ cho phép trẻ tận hưởng những ngày lễ tết mà vẫn duy trì sức khỏe của mình. Trong những ngày tết, chúng ta thường xuyên xoay quanh một bàn đầy đủ các món khai vị và tráng miệng, thì những món tráng miệng, thức ăn thừa và một tủ lạnh đựng thức ăn đầy ắp, bạn có thể dễ dàng cho trẻ ăn các bữa phụ.

Dinh dưỡng cho trẻ vào ngày tết

Tiếp đãi khách, thăm viếng họ hàng, đi chơi đầu Xuân… người lớn rất dễ làm đảo lộn giờ giấc ăn, ngủ của bé. Vì thế, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho con mình. Tiếp đãi khách, thăm viếng họ hàng, đi chơi đầu Xuân… người lớn rất dễ làm đảo lộn giờ giấc ăn, ngủ của bé. Vì thế, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho con mình.

Dinh dưỡng cho trẻ vào ngày tết
Dinh dưỡng cho trẻ vào ngày tết

Trước tiên, phụ huynh cần đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và ăn uống của trẻ không bị xáo trộn nhiều trong những ngày nghỉ. Tuyệt đối không để bé quên giấc, thức quá khuya hoặc ngủ đến trưa. Ăn đúng giờ đủ bữa và bổ sung nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giảm táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Một số loại củ như khoai tây, cà rốt, củ cải, su hào… có thể để lâu. Bổ sung thêm rau củ, trái cây tươi, nước lọc, men tiêu hóa để phòng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Hạn chế ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga, nhất là trẻ em bị tăng cân, béo phì. Các loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh chưng, món chiên rán, chả giò, lạp xưởng chế biến sẵn… nên ăn chừng mực. Trẻ thấp còi cũng cần ăn uống lành mạnh và cân đối; các loại đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, cua tươi hoặc bổ sung các bữa phụ. Nên khuyến khích trẻ ăn các loại đậu, hạt khô; tốt cho sức khỏe như bí, đậu phộng, điều, hướng dương…

Đối với trẻ chưa ăn được thức ăn người lớn

Tết sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn của bé; vì sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng chính, được duy trì đều đặn. Để đảm bảo đủ lượng sữa cho con, mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.

  • Thức ăn: các món ngày Tết thường nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu. Vì thế, khi mẹ ăn vào có thể khiến mùi vị sữa thay đổi. Bé sẽ khó chịu và biếng ăn. Do đó, bạn nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu, càri… Một số món lên men như: dưa, kiệu, dưa chuột bao tử… không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà chúng còn chứa vitamin L, có tác dụng kích thích tiết sữa.
  • Đồ uống: cố gắng uống nhiều nước và tránh thức khuya để có đủ sữa cho bé bú. Ngay cả khi gia đình bận rộn, bạn cũng nên tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của con. Cho bé ăn và ngủ đúng giờ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể làm những món chế biến nhanh và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé như: bột sữa, trứng, cháo thịt (bò, lợn) hay rau củ…
Đối với trẻ chưa ă được thức ăn người lớn
Cho trẻ ăn dặm đúng giờ

Nếu cả nhà cùng đi chơi, bạn có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng hoặc thức ăn đóng hộp. Các bé ở độ tuổi này cũng cần bổ sung nhiều trái cây. Mâm ngũ quả ngày Tết chính là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bé. Khi mua trái cây, bạn nên ưu tiên chọn các loại: vú sữa, quýt ngọt, đu đủ, xoài cát… Tránh cho con bạn ăn quả lạnh vì bé sẽ bị buốt răng và rất dễ viêm họng.

Đối với trẻ có thể ăn được thức ăn thông thường

Bé có thể cùng tham gia những bữa tiệc Tết của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ vẫn luôn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con.

  • Thức ăn: những món thường gặp trong ngày Tết là giò chả, bánh chưng, mứt… Đây là các món chứa nhiều mỡ, có độ ngọt, chất béo cao. Những thứ giàu năng lượng này rất dễ gây béo phì cho trẻ, nhất là với bé phàm ăn. Bé cũng rất thích nhâm nhi bánh kẹo khi đi chúc Tết. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa.
  • Đồ uống: ăn nhiều đồ béo, đi chơi và hoạt động nhiều; cơ thể trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Hạn chế cho bé uống nước ngọt đóng hộp, các loại nước có ga. Vài miếng hoa quả tươi, cốc nước quả ép hay một ly cocktail trái cây nhiều màu sắc; sẽ làm thực đơn ngày Tết của bé hấp dẫn hơn. Như thế, các bé cũng sẽ thích thú và ăn nhiều hơn.

Cho bé ăn đúng giờ: ngoài việc cố gắng giữ đúng giờ cho những bữa ăn chính vào buổi sáng, trưa và tối, bố mẹ có thể mang theo một ít bánh flan, sữa hộp, sữa chua… để cho bé ăn giữa cuộc dạo chơi, thăm hỏi. Như thế, bạn vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp con thoải mái vui chơi trong ngày Xuân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *