Con dậy khóc vào nửa đêm là hiện tượng mà hầu như đều xuất hiện ở mỗi đứa trẻ lúc sinh ra. Chỉ là với mức độ ít hay nhiều ở mỗi trẻ. Điều này trở thành nỗi kinh hoàng ban đêm của các bà mẹ khi chăm con. Trẻ đột nhiên trở nên rất kích động khi đang ở trong trạng thái ngủ say. Điều này thật sự khiến những bà mẹ không thể nào hiểu được, nguyên nhân của hiện tượng này là gì chứ? Nhiều bà mẹ thật sự rất bất lực và trở nên khó chịu, cau có với những người xung quanh. Quá trình nuôi con thật sự rất vất vả, vậy làm sao để có thể chấm dứt tình trạng này? Mời các bạn cùng theo dõi câu chuyện của chúng tôi nhé.
Mục lục
Hiện tượng con dậy khóc lúc nửa đêm khiến người mẹ mệt mỏi
Nuôi con là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy gian khó mà người mẹ nào cũng trải qua. Ai cũng muốn trở thành một người mẹ dịu dàng, ân cần, làm bạn của con. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Đôi khi những đứa trẻ cũng khiến các bà mẹ đau đầu, phát bực, cáu gắt. Tình huống của một người mẹ chăm con khóc vào ban đêm chắc chắn sẽ khiến nhiều chị em đồng cảm.
Theo thông tin, sự việc xảy ra vào lúc gần 4 giờ sáng. Sau một hồi bế con trên tay khá lâu, người mẹ bực mình vì con không chịu ngủ. Người mẹ đã đặt mạnh bé xuống giường và tức tối. Em bé bắt đầu khóc tó trong khi người mẹ thể hiện rõ sự bất lực và mệt mỏi. Nhưng chỉ vài giây sau, cô nhận ra đã làm con sợ nên liền ôm con vào lòng để dỗ dành và xin lỗi. Sau đó, người mẹ tiếp tục bế con lên và ru bé ngủ. Không biết phải mất bao lâu em bé mới chịu ngủ nhưng chắc chắn người mẹ đã gần như kiệt sức.
Xác định nguyên nhân trẻ khóc là do đâu?
Không phải lúc nào trẻ khóc mỗi đêm cũng là hiện tượng bình thường. Các cha mẹ có con nhỏ thường xuyên khóc về đêm cần đặc biệt chú ý và phải kiểm tra tình trạng của trẻ vì có thể trẻ đang khóc do cơ thể có những bất thường, khó chịu của một số bệnh lý mắc phải.
- Trẻ khóc do những thay đổi về thể chất và môi trường
- Trẻ khóc do những yếu tố về tinh thần
- Trẻ khóc do một số bệnh lý
Vậy làm thế nào để giúp con ngủ ngon vào ban đêm?
Tập cho con phân biệt ngày đêm từ lúc sơ sinh
Khi mới chào đời, một số trẻ khó ngủ vào ban đêm và ngủ bù vào ban này. Tình trạng “ngủ ngày cày đêm” của các bé khiến lịch sinh hoạt của cả gia đình bị đảo lộn, trẻ cũng có xu hướng cáu gắn khó chịu hơn khi đi ngủ.
Để khắc phục điều này, mẹ có thể giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học. Ban ngày để nhiều ánh sáng và tiếng động trong phòng; ban đêm để phòng tối và yên lặng. Vào ban ngày, mẹ không nên để con ngủ quá 8 giờ sáng, cho bé ăn và chơi ở nơi nhiều ánh sáng. Vào ban đêm, hãy đặt con ngủ ở không gian yên tính, ít ánh đèn. Mọi hoạt động khi con thức dậy trong đêm như thay bỉm, cho ăn cũng nên diễn ra trong yên lặng, không nên bật đèn quá sáng, chỉ dùng đèn pin, đèn ngủ nhỏ là được.
Thường xuyên tắm nắng và tập thể dục cho trẻ
Tắm nắng không chỉ giúp con hấp thụ được vitamin D tự nhiên, tăng cường sức đề kháng, giúp xương chắc khỏe mà con giúp cơ thể sản sinh ra hormone melatonin. Đây là loại hormone có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức của cơ thể. Nhờ đó, con có thể chìm vào giấc ngủ đêm dễ dàng hơn.
Tạo môi trường ngủ yên tĩnh cho trẻ
Khi ngủ, bố mẹ nên đặt con nằm ở không gian tĩnh lăng, ít ánh sáng để tránh kích thích, giúp bé ngủ ngon hơn. Nhiệt độ phòng phù hợp khi trẻ ngủ là 24 độ C. Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng tiếng ồn trắng (tiếng máy sấy tóc, nhịp tim đập…) hoặc tiếng nhạc du dương để trấn tĩnh trẻ.
Rèn luyện quy trình ngủ cho trẻ
Trẻ càng ít tháng tuổi càng dễ thích nghi với trình tự ngủ mà mẹ đặt ra. Điều quan trọng là trình tự này phải được thực hiện hàng ngày và không xáo trộn để bé biết khi nào đến giờ ngủ. Trình tự ngủ ban ngày của trẻ sơ sinh có thể là: Khi thấy con có tin hiệu buồn ngủ, mẹ sẽ đưa con vào phòng ngủ, kéo rèm cửa lại để phòng tối. Quấn trẻ (hoặc không) rồi bế vác hoặt đặt bé nằm xuống giường, vỗ về để bé đi vào giấc ngủ.