Đối với nhiều người, quá trình nuôi dạy con chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có nhiều lúc, cha mẹ có thể đã lỡ làm tổn thương con của mình. Là những bậc cha mẹ thông minh, thì phải biết cách xử lý đúng đắn. Nếu đã lỡ mắng con cái của mình quá nặng lời thì cha mẹ nên làm những điều sau để con tránh bị tổn thương. Có thể là đưa ra lời xin lỗi chân thành dành cho con, hãy lắng nghe và tìm hiểu xem lý do khiến con bị tổn thương, và bố mẹ sẵn sàng sửa chữa sai lầm vì đã khiến con bị tổn thương.
Mục lục
Bạn cần hiểu chính xác bạn làm tổn thương con như thế nào và tại sao?
Khi bị tổn thương, bạn mong muốn điều gì nhất? Đó là được mọi người hiểu và thông cảm cho bạn. Bạn muốn cảm xúc của bạn được xác nhận. Dù việc lắng nghe bạn đã làm con tổn thương sâu sắc đến mức nào có thể rất khó khăn, nhưng bạn cần phải nghe điều đó. Bạn cần hiểu chính xác bạn làm tổn thương con như thế nào và tại sao. Hãy cho con biết rằng con có quyền cảm thấy bị tổn thương.
Cha mẹ hãy thừa nhận lỗi lầm
Sau khi bạn đã hiểu cảm giác tổn thương của con, hãy thừa nhận những việc bạn đã làm với con và không biện minh thêm điều gì. Đây không phải lúc để bạn nói “Đúng vậy, mẹ đã làm điều đó, nhưng mà…” Có thể bạn cảm thấy việc thừa nhận sai lầm làm bạn mất uy tín với con. Nhưng thực tế không phải vậy. Thậm chí bạn sẽ có uy tín hơn để lên tiếng trong cuộc sống của con. Đừng cố gắng lật lại để chiếm thế thượng phong, điều đó sẽ phản tác dụng chữa lành.
Chân thành xin lỗi con
Hãy chân thành và cố gắng hết sức để cảm nhận cảm giác của con. Hãy đặt bản thân bạn vào tình huống tương tự. Nếu bạn không cố ý làm con tổn thương, con sẽ hiểu. Tùy vào mức độ tổn thương của con, bạn có thể cần xin lỗi nhiều hơn một lần. Hãy sẵn sàng làm điều đó.
Không tái phạm lỗi lầm
Một lời xin lỗi không thể so với hành động sửa chữa sai lầm. Hãy thay đổi hành vi của bạn trong tương lai. Nếu bạn từng chỉ trích con quá mức, bạn sẽ cần tập trung vào những lời động viên tích cực. Nếu lời nói của bạn quá gay gắt, hãy thay đổi cách dùng từ. Nếu bạn đã bỏ lỡ một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của con, bạn phải làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo bạn có mặt trong những lần tiếp theo.
Bình tĩnh chia sẻ cảm xúc
Giải thích cho con tại sao bạn giận và đáng lẽ cần ứng xử ra sao”, bác sĩ Koh cho biết. Tốt hơn nữa là xin lỗi, rồi trấn an con bằng một cái ôm. Bạn cũng nên khuyến khích con nói về cảm xúc của mình. Bác sĩ Vaani lưu ý rằng cần công nhận cảm xúc của trẻ và thể hiện sự đồng cảm. Như vậy, bạn sẽ hiểu rõ hành động của mình ảnh hưởng đến con như thế nào.
Dành thời gian và không gian cho bản thân để suy nghĩ
Bình tĩnh lại nhưng đừng để con một mình còn bạn thì bỏ đi bởi vì trẻ sẽ càng sợ hãi và lo lắng. Bác sĩ Koh gợi ý: “Hãy nói với trẻ rằng bố, mẹ cần thời gian để bình tĩnh lại và sẽ nói chuyện với con về hành vi của con sau”. Khi bạn ngồi lại và nghĩ về những việc đã xảy ra, bác sĩ Vaani khuyên rằng bạn cần nhận thức được đâu là những nguyên nhân khởi phát cơn giận dữ và bực bội, ức chế để lần sau biết và tránh đi trước khi căng thẳng leo thang.