Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng, làm tăng nhu cầu về sắt. Trẻ em có nguy cơ thiếu sắt cao hơn người lớn, chủ yếu là do nhu cầu sắt tăng lên trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Nếu không được can thiệp, một đứa trẻ có chế độ ăn uống không cung cấp đủ sắt cuối cùng sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con mình có thể bị thiếu sắt, chẩn đoán nhằm mục đích loại trừ các bệnh khác có thể có các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như bệnh celiac.
Mục lục
Thiếu sắt là căn bênh nguy hiểm đối với trẻ
Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: là một thể bệnh thiếu máu dinh dưỡng; hay gặp nhất ở nước ta, do cơ thể thiếu chất sắt… Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: là một thể bệnh thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở nước ta; do cơ thể thiếu chất sắt, là một thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể, ngoài ra còn có nguyên nhân do nhiễm giun (các loại giun sống ký sinh trong ruột, ăn các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt; hoặc như giun móc làm chảy máu đường tiêu hóa, cơ thể bị mất máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu).
Các dấu hiệu để nhận biết thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt; mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc, ăn kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Hay hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, hay đau đầu, buồn ngủ. Đối với trẻ: trẻ biếng ăn, chậm lớn, hệ miễn dịch suy yếu; ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ). Đối với các em lứa tuổi học đường: giảm phát triển trí tuệ, vận động, giảm khả năng học tập và hoạt động thể lực, giảm phát triển thể lực, giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết đẻ phòng chống thiếu sắt
Đề phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt cho con; bạn cần bổ sung sắt và đa vi chất dinh dưỡng đa dạng hóa bữa ăn; cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật, thực phẩm giàu vitamin C; phòng chống bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán, tiến hành tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi; bổ sung các thực phẩm nào giàu chất sắt để phòng thiếu máu dinh dưỡng; do thiếu sắt: trứng, thịt bò, cá, gan, tim, bầu dục, tiết, các loại đậu đỗ…
Cho trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt trong 6 tháng đầu. Để phòng tránh việc thiếu vi chất cho trẻ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm; bổ sung các loại vitamin theo đợt, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường; bạn nên cho con đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn cụ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu sắt
Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là các thức ăn từ động vật; như huyết (bò, heo), gan heo, gan gà, lòng đỏ trứng gà, tim gà, tim heo, cật heo, cật bò, thịt, cá, sò, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Từ nguồn thực vật có các thực phẩm giàu sắt như nấm, mộc nhĩ, cùi dừa, nghệ khô, bột ca cao, hạt vừng (mè), hạt sen, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, rong biển, các chế phẩm từ đậu nành và các loại rau xanh như rau đay, rau dền, tía tô, húng quế…
Các thực phẩm này nếu được ăn cùng các nhóm thực phẩm giàu vitamin C; sẽ tăng khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Với những trẻ em được xác định bị thiếu sắt; bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại thuốc bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc cung cấp chất sắt thông qua thực phẩm là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe của trẻ.