Các chế độ ăn uống khác nhau có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng ngày càng được công nhận là những yếu tố góp phần có thể thay đổi được trong quá trình phát triển và tiến triển của bệnh mãn tính. Bằng chứng đáng kể đã xuất hiện cho thấy tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong các bệnh phổi tắc nghẽn như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trong cả giai đoạn đầu đời và phát triển bệnh và quản lý sự tiến triển của bệnh.
Mục lục
Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ có đủ sức khỏe để chống chọi lại với các bệnh đường hô hấp. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng Chế độ ăn cho trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn là chế độ ăn giàu năng lượng, giàu protein, giàu acid béo omega 3, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của trẻ.
- Nhu cầu năng lượng: đáp ứng nhu cầu theo tuổi.
- Nhu cầu Protein: đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị theo tuổi: Trẻ từ 0- 1 tuổi: 2-2,5g/kg cân nặng/ngày; Trẻ từ 1-6 tuổi: 1,5-2g/kg cân nặng/ngày; Trẻ > 6 tuổi: 1,5-2g/kg cân nặng/ngày
- Lipid: nhu cầu theo tuổi, giàu acid béo omega3.
- Glucid: tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng.
- Nước: nhu cầu theo tuổi (1000-1500ml/ngày) Lượng dịch mất bất thường do sốt, nôn…
Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cứ tăng 1°C thì tăng thêm 12% lượng nước. Nếu trẻ có các bệnh kèm theo: suy tim, suy thận thì nhu cầu nước phụ thuộc vào tình trạng bệnh và do bác sĩ chỉ định; Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, 2-3giờ/lần ăn. Tăng đậm độ năng lượng bằng cách sử dụng các enzym trong các hạt nảy mầm (giá đỗ, mầm ngô, mầm lúa…) hoặc các chế phẩm enzyme tiêu hóa để làm hóa lỏng thức ăn và có thể giúp tăng lượng thực phẩm gấp đôi so với bát bột hoặc bát cháo không cho thêm emzym.
Thực đơn dành cho trẻ bị bệnh đường hô hấp
Bữa ăn của trẻ phải có đủ các nhóm thực phẩm:
Ưu tiên lựa chọn thực phẩm nguồn protein có giá trị sinh học cao: thịt, cá, trứng, sữa. .. Nên lựa chọn thực phẩm giàu omega 3: Cá (đặc biệt là cá hồi), dầu cá…Tăng cường ăn các loại rau quả có nhiều vitamin C như các loại rau lá, quả chín. Ví dụ: Mẫu thực đơn cho trẻ từ 10-12 tháng tuổi
- 6 giờ sáng: Bú mẹ hoặc sữa ngoài 200ml
- 9 giờ sáng: Bột thịt lợn hoặc gà hoặc bò : 30g thịt; Bột gạo: 20g, Dầu ăn (mỡ): 5-8g; Lá rau xanh: 2 thìa cà phê.
- 10 giờ sáng: Chuối tiêu 1 quả nhỏ
- 11 giờ trưa: Bú mẹ hoặc sữa ngoài 200ml
- 14 giờ: Bột trứng: Bột gạo: 20g, Trứng gà: 1 lòng đỏ, Dầu ăn (mỡ): 5 g,; Lá rau xanh: 2 thìa cà phê; Nước cam: Cam 50 – 100g (cam:1/2 quả 1 thìa cà phê đường kính.
- 18giờ: Bột tôm: Bột gạo: 30g, Thịt tôm nghiền: 30g; Dầu ăn (mỡ): 5 g; Lá rau xanh: 2 thìa cà phê.
Lưu ý: từ 19 giờ hôm trước đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc ăn thêm 1-2 bữa sữa ngoài.
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Để phòng bệnh cho trẻ, không gì tốt hơn là giúp trẻ có sức khỏe tốt. Sức đề kháng tốt sẽ bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Muốn vậy, cần ăn uống đủ chất, đủ lượng, nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng. Đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sốt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là 38,3 độ C và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ C. Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê; trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.
Cha mẹ nên thường xuyên xịt nước muối sinh lý, hút mũi hoặc hướng dẫn trẻ xì mũi để làm sạch và thông thoáng niêm mạc mũi họng. Nước mũi đặc là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, tránh nằm điều hòa quá lạnh hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao. Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng vì virus có thể theo hơi thở, nói chuyện, hắt hơi mà “bắn” sang người đối diện và xâm nhập.