Cách nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

Theo các chuyên gia, hạnh phúc của một đứa trẻ là do được dạy dỗ chứ không phải là do bố mẹ mang lại. Những đứa trẻ có đầy đồ chơi hay được nuông chiều qua mức sẽ dễ trở thành người không vui, hoài nghi hay là người buồn chán. Để tập cho trẻ em sống vui mỗi ngày thì bậc phụ huynh cần lắng nghe và chú ý đến cảm nhận của con nhiều hơn. Cùng tham khảo thêm bài viết “Cách nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc” để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Làm gì để trẻ hạnh phúc?

Cha mẹ nào cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con; ai cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc. Các bậc phụ huynh luôn cho rằng những gì mình làm là đúng; và chắc chắn con sẽ thích điều đó, hay điều đó sẽ khiến trẻ vui.

Nhưng những điều khiến em bé vui vẻ sẽ có thể làm bạn ngạc nhiên; ngạc nhiên bởi bạn không nghĩ rằng điều đó lại làm cho bé vui. Các chuyên gia nghiên cứu sự phát triển trẻ em nói rằng; hạnh phúc không phải là thứ bạn mang lại cho trẻ; mà là thứ bạn dạy cho trẻ.

Edward Hallowell, bác sĩ tâm thần và là tác giả của cuốn sách The Childhood Roots of Adult Happiness; cho biết những đứa trẻ được nuông chiều quá mức; mặc dù chúng được chơi đồ chơi đắt tiền hay được che chắn khỏi cảm xúc khó chịu; lại có nhiều khả năng trở thành những thanh thiếu niên buồn chán, hoài nghi và không vui vẻ.

“Những yếu tố dự báo tốt nhất về hạnh phúc nằm ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài”; Hallowell, người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc; giúp trẻ phát triển một bộ công cụ bên trong mà trẻ có thể dựa vào chúng trong suốt cuộc đời.

Đứa trẻ hạnh phúc
Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình lớn lên đều là đứa trẻ hạnh phúc

Cách nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc

Gắn kết và quan tâm con trẻ nhiều hơn

Hình ảnh thường thấy tại các khu trung tâm mua sắm, quán ăn, thậm chí ngay tại nhà; ba mẹ giữ con ngồi yên không quấy phá; hoặc phần thưởng cho con khi làm việc tốt là được ngồi chơi với máy tính, tivi, điện thoại. Thiết bị điện tử thông minh trở thành người giữ trẻ mới được các bậc cha mẹ khá tin tưởng.

Điều này trở thành nguyên nhân của các trường hợp chậm nói; ngại giao tiếp thậm chí là tự kỷ trẻ em càng gia tăng. Các bậc cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian với con cái ngoài giờ làm việc; nói chuyện cùng với con nhiều hơn, không chỉ tạo sự gắn kết với con trẻ mà còn thông qua đó dạy con thêm vốn từ ngữ mới; cách nói chuyện, giải thích các thắc mắc của con, quan trọng nhất; là giúp trẻ hiểu rằng trẻ đang được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

Đây là thời điểm truyền năng lượng tích cực, kích thích cảm xúc; và khiến con cảm nhận được bầu không khí hạnh phúc trong tình yêu thương của cha mẹ. Lớn lên trong yêu thương cũng sẽ giúp trẻ phát triển tình yêu thương của bản thân với mọi người; mọi vật và dễ dàng vượt qua những khó khăn, thử thách về sau.

Bố mẹ quan tâm con nhiều hơn
Bố mẹ cần gắn kết và quan tâm con trẻ nhiều hơn

Dạy con tự lập trong hành động và chịu trách nhiệm cảm xúc của mình

Edward Hallowell, nhà tâm lý học & tác giả quyển “The Childhood of Adult Happiness” từng nói: “Những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức khi lớn lên thường có xu hướng trở thành người dễ chán nản; hoài nghi và không tìm thấy niềm vui”. Điều này cũng nhắc nhở các bậc làm cha làm mẹ cần nhắc nhở; và dạy con mình cần phải tự lập trong hành động và chịu trách nhiệm cảm xúc của mình.

Dạy trẻ con cách tự lập trong hành động

Trong quá trình học những kỹ năng mới, trẻ sẽ phải thử đi thử lại nhiều để thành công. Nếu con đang tập đi và té ngã nhiều lần, thay vì chạy lại bế con thì bạn nên động viên con tự đứng dậy; bước tiếp về phía mình và chắc chắn rằng cha mẹ luôn bên cạnh con. Khi con đã tự đứng lên, bước đi về phía cha mẹ thành công; thì bé sẽ cảm thấy thành công hài lòng với bản thân. Theo nhiều nghiên cứu về hạnh phúc, kiểu thành công này sẽ tạo cảm giác hạnh phúc; và khiến cho trẻ có thêm động lực tự để tìm sự hài lòng trong thành công từ sự nhẫn nại, kiên trì.

Độc lập và chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình

Ngoài những niềm vui, hạnh phúc thì trẻ cần phải được trải qua; những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, thất vọng. Nếu bạn cố bảo vệ con tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực này; thì vô tình bạn đã hạn chế khả năng tự vượt qua, tự tạo sức mạnh tinh thần để có thể đối diện; với những thử thách trong cuộc đời khi trưởng thành; và thậm chí là dù bạn có cố bảo vệ thì con cái bạn cũng chắc chắc phải chịu đựng những cảm xúc này thôi.

Đừng quá nuông chiều con cái, khi trẻ khóc; hay không vui vì không được mua món đồ ưa thích; hoặc làm điều mình thích, cha mẹ không nên làm theo ý trẻ; mà nên giải thích cho con hiểu là dù con thích nhưng cha mẹ có lý do không thể đồng ý được; và con cần phải chấp nhận điều này. Đây không chỉ là vấn đề về kỷ luật, trẻ cần học là cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý; và phải tự vượt qua những điều không mong muốn này.

Dạy con tự lập
Dạy con tự lập trong hành động và chịu trách nhiệm cảm xúc của mình

Hãy rèn luyện cho trẻ con những thói quen tốt hàng ngày

Sẽ còn là quá sớm nếu giải thích cho con trẻ 1-2 tuổi những khái niệm về hạnh phúc, thay vào đó bạn hãy cùng con rèn luyện thói quen sống lành mạnh từ những điều cơ bản.

Ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giờ, chú ý đến thực đơn của từng bữa ăn, uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả, dành nhiều thời gian hơn để tiếp xúc và trò chuyện cùng con thậm chí là cùng con chuẩn bị một bữa ăn đủ chất.

Khi có một lối sống lành mạnh và duy trì từ nhỏ đến lớn con bạn sẽ có một thể chất tốt, tinh thần khỏe mạnh và vui vẻ hạnh phúc mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *