Tác dụng chữa bệnh từ cây đào trong đông y

Đào là loại cây được trồng nhiều ở miền Bắc, đào chỉ sống và phát triển được trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp. Vào ngày Tết, đào thường được trưng ở trong nhà để tượng trưng cho một năm mới nhiều may mắn, đầy tài lộc. Trái của cây đào cũng rất ngon, ngọt nhẹ và có vị hơi chát. Bên cạnh những công dụng trên, đào còn có tác dụng chữa một số bệnh. Trong đông y, đào được coi như là một vị thuốc tốt. Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh từ cây đào trong đông y có thể bạn chưa biết.

Tác dụng hoạt huyết, khứ ứ từ đào nhân

Tác dụng hoạt huyết, khứ ứ từ đào nhân
Hoa đào

Nhân quả đào sau khi phơi hoặc sấy khô có tác dụng hoạt huyết; khứ ứ, dùng trị các bệnh đau bụng khi kinh nguyệt do máu kết thành cục; bế kinh. Sử dụng nhân đào, hồng hoa, mỗi vị 6g; xuyên khung 4g, đương quy, xích thược; mỗi vị 10g đem sắc mỗi ngày 1 tháng để uống. Uống liền trong 2 tuần và lặp lại vài chu kỳ kinh nguyệt cho tới khi hết các triệu chứng nói trên.

Bên cạnh đó nhân đào còn có tác dụng trong điều trị ho; hóa đờm nên được các Y sĩ Y học Cổ truyền phối hợp trần bì, bách bộ; mạch môn trong quá trình bốc thuốc. Ngoài ra đào nhân còn có tác dụng lợi đại tiện; được dùng khi bị táo bón; dùng tốt cho các trường hợp táo bón do đoản hơi, đoản khí.

Lá đào điều trị rôm, sẩy

đào tưởng chùng như không có tác dụng nhưng thực chất đây là dược liệu có công dụng hiệu quả trong điều trị rôm, sẩy trong mùa hè vô cùng an toàn mà không tốn nhiều chi phí với cách thực hiện đơn giản: lá đào vò nát, sau đó pha nước tắm. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá đào tươi (30- 50g), sắc uống để chữa sốt rét.

Rễ đào điều trị kinh nguyệt không thông

Rễ đào sau khi rửa sạch bạn đem mang thái nhỏ; phơi khô, sao vàng và đem sắc uống có tác dụng trị chứng vàng da; chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt không thông hoặc rễ đào; rễ ngưu bàng, mã tiên thảo, mỗi vị 6g; ngưu tất 12. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền lưu ý đến người bệnh là nên uống trước bữa ăn

Có thể thấy tất cả các bộ phận của cây đào đều có giá trị riêng trong sử dụng; và đặc biệt có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Thật hạnh phúc khi Việt Nam không chỉ sở hữu loại đào mang ấm áp đến mỗi gia đình trong dịp Tết; mà còn là vị thuốc quý trong các bài thuốc Y học Cổ truyền.

Tác dụng trị đau lưng

Tác dụng trị đau lưng
Cây đào

Hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn; trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.

Tác dụng trị sỏi thận

Hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước; nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.

Điều trị liệt dương

Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai; hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g; nhân hạt đào 240g, rượu gạo, rượu cồn mỗi thứ 1.250ml. Hòa trộn với nhau 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng; mỗi lần uống 20ml ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *